Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Người cho rằng di sản văn hóa dân tộc là vốn quý, là bệ đỡ cho nền văn hóa một đất nước. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bảo tồn là trước hết khôi phục vốn cổ, là bảo vệ giữ gìn cho vốn cổ đó tồn tại không bị mất đi, không bị phá hủy, hư hỏng.Việc khôi phục vốn cổ là trên toàn cõi Việt Nam và nhấn mạnh trách nhiệm của từng địa phương trong bảo tồn di sản của chính quê hương mình, như thế mới thuận lợi, thiết thực”. Những tư tưởng của Người mãi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thời gian càng lùi xa tư tưởng của Người càng sáng mãi. Thấm nhuần những tư tưởng đó, Đảng bộ, Chính quyền và bà con nhân dân xã Đông An đã đồng lòng tu bổ, tôn tạo, xây dựng lại đền Đôi Cô vào năm 2013 cho đến năm 2017 di tích đền Đôi Cô đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xếp hạng di tích cấp Tỉnh. Đền Đôi Cô tọa lạc ngay điểm giao thủy giữa Ngòi Hút và sông Hồng thuộc thôn Đức An, xã Đông An, trên một thế đất cao, thoáng giữa cảnh quan thiên nhiên đẹp, tĩnh lặng, ngôi đền toát lên vẻ uy nghiêm và linh thiêng. Để có một điểm đến thực hiện tín ngưỡng tâm linh như ngày hôm nay là nhờ vào sự đồng lòng, góp sức của chính quyền, địa phương và bà con nhân dân trong xã, trong đó có thể kể đến sự đóng góp rất lớn của gia đình chú Lê Xuân Thủy. Gia đình chú đã hiến một phần đất để xây dựng khuôn viên của đền.Trong bối cảnh tấc đất tấc vàng, hiến đất là quyết định không hề rễ ràng, hơn thế nữa việc cắt đi một phần đất cha ông để lại cũng là điều trăn trở của không ít người thế nhưng nhận thức rõ việc hiến đất xây dựng đền sẽ góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hóa của địa phương nên gia đình chú tự nguyện hiến đất mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì. Chú Lê Xuân Thủy- Người giữ ấm nhang đèn đền Đôi Cô Bên cạnh đó bản thân chú Lê Xuân Thủy còn là một người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tận tậm với công việc. Hiện nay chú đang là chủ nhang của đền Đôi Cô thực hiện việc trông coi, bảo quản, quét dọn, đèn nhang cho đền, đồng thời chú còn giúp bà con nhân dân cũng như du khách thập phương thực hiện các nghi lễ dâng hương.
Chú Lê Xuân Thủy quét dọn và thắp hương tại đền Đôi Cô Không những vậy, chú còn chia sẻ cho khách tham quan và nhất là các bạn trẻ trong xã về những câu chuyện lịch sử của địa phương gắn liền với ngôi đền. Chú Lê Xuân Thủy kể cho khách tham quan nghe về những câu chuyện lịch sử của địa phương gắn liền với ngôi đền. Những việc làm của chú cho thấy rằng tinh thần thực hiện Chỉ thi số 05 của Bộ Chính trị đã có sức lan tỏa đến từng đường làng, ngõ xóm, đến từng người dân. Chú Lê Xuân Thủy mãi là một tấm gương sáng trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc nghiêm túc học tập theo tấm gương Bác là điều không dễ và làm theo Bác lại càng khó hơn, nhưng nếu có tấm lòng trong sáng và có sự quyết tâm thì ai ai cũng có thể học và làm theo Bác ở mọi lúc, mọi nơi. Học Bác ở tinh thần trách nhiệm với công việc, học Bác ở sự cho đi mà không cần nhận lại, học Bác ở việc giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc như những gì mà chú Lê Xuân Thủy đã làm cho quê hương Đông An. Đông An hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới, đang đổi thay từng ngày và ở nơi đây vẫn còn nhiều những người con như chú Lê Xuân Thủy vẫn cứ lặng thầm, miệt mài, tận tâm, làm việc xuất phát từ sự vô tư luôn đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân lên trước hết, vẫn giàu lòng yêu quê hương, có trách nhiệm gìn giữ những di sản văn hóa của cha ông để lại, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương. Trần Thị Như Chi bộ trường TH&THCS Đông An