LỊCH SỬ VĂN HÓA
1. Lịch sử:
Nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên từ lâu đời đã có truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Năm 1258, nhân dân các dân tộc Văn Yên đã tham gia đội quân của tù trưởng Hà Bổng, trại chủ Quy Hóa chiến đấu chống giặc Mông – Nguyên khi chúng sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. Năm 1285, nhân dân nơi đây đã ủng hộ, giúp đỡ đạo quân của tướng Trần Nhật Duật chặn đánh quân Mông – Nguyên quyết liệt, làm chậm bước tiến của chúng về kinh thành Thăng Long.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng, nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Đầu năm 1886, quân Pháp đánh chiếm Yên Bái, Tổng đốc Hưng Hóa hợp Nguyễn Quang Bích, Bố chánh Nguyễn Văn Giáp phối hợp cùng các lãnh đạo địa phương như Vương Văn Doãn, Đặng Đình Tế, Phạm Thọ, Đặng Tiến Lộc, Đổng Phúc Thịnh tổ chức đánh chặn địch quyết liệt; xây dựng căn cứ chiến đấu gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 19-10-1889, nghĩa quân đánh tan cả đoàn thuyền địch gồm 13 chiếc trên sông Hồng, đoạn giữa Trái Hút và Bảo Hà.
Từ năm 1886 đến năm 1898, các hoạt động bất hợp tác với giặc, nhiều cuộc khởi nghĩa nhỏ liên tục nổ ra gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn trong việc thiết lập bộ máy thống trị và kiểm soát các tổng, xã.
Hai năm 1913 – 1914, cuộc khởi nghĩa do Triệu Tài Lộc, Triệu Kiến Tiên và một số thủ lĩnh khác tổ chuức được đông đảo người Dao, Tày, Kinh ở vùng Văn Yên và các vùng lân cận tham gia, ủng hộ. Từ cơ sở đầu tiên ở tổng Trúc Lâu, phong trào lan rộng khắp châu Lục Yên, phủ Trấn Yên, phủ Yên Bình với tổng số 1.414 người. Nghĩa quân đã tiến công đồn Trái Hút (19-10-1914), đồn Bảo Hà (21-10-1914)… Nhưng do tổ chức, phối hợp thiếu chặt chẽ, trang bị vũ khí lạc hậu, thiếu then chốt, cho nên các cuộc tiến công không giành được thắng lợi. Thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa, bắt hàng trăm người, trong đó có rất nhiều phụ nữ, xử tử 67 người (39 người ở nghĩa địa tây Yên Bái, 28 người ở Phú Thọ). Đây là sự kiện tiêu biểu khẳng định lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quật khởi của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung và vùng Văn Yên nói riêng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên đã không ngừng phát huy truyền thống quý báu, anh dũng đấu tranh có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc. Với những thành tích nổi bật Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Yên, xã Đại Phác, thị trấn Mậu A… đã vinh dự được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp do Đảng và Nhà nước trao tặng.
Truyền thống đoàn kết, yêu nước nồng nàn, anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của đồng bào các dân tộc huyện Văn Yên là giá trị tinh thần to lớn, là nguồn sức mạnh từ nội lực, trở thành sức mạnh và động lực thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước trên con đường đi tới ấm no, hạnh phúc và chủ nghĩa xã hội.
Ngày 16 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 177-CP, quyết định thành lập huyện Văn Yên. Ngày 8 tháng 1 năm 1965, Tỉnh uỷ Yên Bái ra Nghị quyết số 06-NQ/TU, chỉ thị Ban cán sự Đảng huyện, gồm 13 đồng chí, đồng chí Lê Thạch Bích được chỉ thị làm trưởng ban, các đồng chí Trần Huệ và Dương Xuân Cương làm phó ban. Ngày 13 tháng 2 năm 1965, Uỷ ban hành chính huyện được thành lập. Ngày 1 tháng 3 năm 1965, lễ bàn giao và tiếp nhận huyện được tổ chức tại hội trường khai hoang của hợp tác xã Ba Soi (Thọ Lâm) nay là khuân viên nhà văn hoá thôn 1 (thôn Kim Yên) xã Lâm Giang huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. Từ đây, huyện chính thức đi vào hoạt động.
2. Văn Hóa
Cùng với những dấu tích lịch sử huyện Văn Yên cũng tồn tại một nền văn hóa mang đặc bản sắc dân tộc.
Tại thị trấn Mậu A, di tích Bến Đá Cổ đã được UBND tỉnh công nhận di tích cấp tỉnh. Qua khai quật đã cho thấy dấu tích của người Việt cổ đã tồn tại từ lâu đời trên đất Văn Yên cùng với những truyền thống lịch sử Văn Yên có đền Nhược Sơn thuộc xã Châu Quế Hạ di tích lịch sử cấp Quốc Gia thờ dũng tướng Hà Khắc Trương trong cuộc chiến chống giặc Nguyên – Mông vào thế kỷ XIII – XIV. Di tich lịch sử cấp Quốc gia Đền Đông Cuông thờ Mẫu Thượng Ngàn và bài vị của 5 nghĩa quân người Tày họ Hà, họ Hoàng, họ Lương và họ Nguyễn bị thực dân Pháp hành quyết năm 1914. Đền được 4 đời vua phong sắc về có công lao bảo vệ đất nước và xã Đông Cuông cũng được đặc cách chuẩn y cho theo trước phụng thờ Chư Thần và chăm lo đền miếu cụm di tích cấp tỉnh trong chiến thắng sông Thao chống thực dân Pháp xâm lược gồm: di tích Đồn Đại Bục (xã An Thịnh), Đồn Đại Phác (xã Đại Phác), Đồn Dóm (xã Đông An). Ngoài ra còn có di tích cấp tỉnh của đình Cả Ngòi A thuộc xã Ngòi A, Đình Yên Phú thuộc xã Yên Phú; Đền Trạng thuộc xã Yên Thái; Đền Thánh Mẫu thuộc xã Mậu Đông; Đền Đại An, Đền Gò chùa, thuộc xã An Thịnh; Đình An Dũng, thuộc xã Yên Hợp; Đền Phúc Linh thuộc xã Lâm Giang. Với 11 dân tộc anh em sinh sống Văn Yên có nền văn hóa truyền thống của các dân tộc được bảo tồn, lưu giữ và tồn tại cùng với đời sống của nhân dân như: múa mừng cơm mới, múa xẹ xi của dân tộc Xa Phó xã Châu Quế Thượng, múa rùa của dân tộc dao xã Quang Minh, múa xúc tép của dân tộc Tày xã Đông Cuông, Ngòi A. Kèn lá của dân tộc Dao xã Đại Sơn. Múa khèn, gậy xinh tiền của dân tộc Mông xã Nà Hẩu..v.v..
Thực hiện cuộc vận động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới đến hết năm 2019, Văn Yên đã có 172/172 thôn bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, trong đó 138/172 nhà văn hóa đạt chuẩn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; 172 đội văn nghệ cơ sở, mỗi năm một lần luân phiên tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng khối xã, thị trấn và hội diễn nghệ thuật quần chúng khối công nhân viên chức.
3.Các di tích lịch sử:
DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA ĐỀN ĐÔNG CUÔNG
I. Tên di tích: Đền Đông Cuông
- Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang.
II. Địa điểm và đường đi đến di tích
- Địa điểm phân bố: Thuộc thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đường đi đến di tích: Cách trung tân tỉnh lỵ Yên Bái về phía Tây Bắc 52 km, cách huyện lỵ Văn Yên 18 km về phía Tây Bắc và cách ga Trái Hút 4 km về phía Tây Nam. Đường đi đến di tích đều rải nhựa, bê tông, phương tiện du khách đi bằng ô tô, xe máy đến di tích khá thuận lợi.
III. Sơ lược lịch sử và thuộc tính của di tích:
Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 điểm: Ngoài đền Chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sông Hồng đối diện với ngôi đền Chính về hướng nam cách 150m đường chim bay thuộc cụm di tích đền Đông Cuông).
Đền có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết, đền có muộn nhất vào đời Lê, được phát triển từ một Miếu cổ (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thời Trần), các thư tịch cổ như Kiến văn tiểu lục, Đại nam Nhất thống chí đều có ghi chép về ngôi đền Đông Cuông này. Đền và khu vực đền có liên quan đến đền Ngọc Tháp và đền Hùng (Phú Thọ).
Đền Đông Cuông sơ khởi là miếu thờ Đông Quang công chúa do các dòng họ Hà, Hoàng, là người Tày Khao sáng lập và thay nhau đảm lãnh công vụ chính quyền, đồng thời là nơi làm việc của Thổ Tù, chức dịch, phiên quan và đảm nhiệm chức năng “Đinh Trạm” chuyển tống đạt công văn thư chỉ hai chiều giữa triều đình trung ương và cơ sở. Thời Trần Tổng dinh Quy Hóa Hà Bổng và thuộc viên của ông từ Ngọc Tháp- Thanh Sơn lên trấn giữ biên ải. Hiện nay, trước là đình, nay là đền dòng họ Hà quán xuyến bởi tổ phụ của dòng họ Hà là Hà Văn đã từng lãnh đạo địa phương đánh giặc Nguyên Mông lấy 7 vạn quân, 500 chiến thuyền, 6.000 quân Vân Nam và 1 vạn 500 quân ở 4 châu ngoài bể và sai thái tử Thoát Hoan làm đại nguyên soái, A Bát Xích làm tả thừa, A Lỗ Xích làm bình trương chính sự, Ô Mã Nhi, phần tiếp làm chính sự đem tất cả hơn 30 vạn quân sang tiến đánh nước Nam.
Trước tình thế đó Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sắc phong Hưng Đạo Vương Quốc Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt khánh chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Đạo quân Nguyên - Mông do Nạt Tốc Lạt Đinh chỉ huy chạy ngược sông Lô về Vân Nam, khi chạy qua địa phận Phù Ninh (nay là huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ) chúng bị quân dân địa phương do anh em Hà Đặc, Hà Chương đã rút quân lên đánh địa căn cứ núi Chỉ (thuộc tỉnh Phú Thọ) dẫn đến, từ trên núi đưa dân binh xông vào đồn quân tiên phong của giặc tập kích bất ngờ bằng nhiều mưu lược quân sự. Hà đặc sai người dùng tre đan thành những hình người to lớn cho mặc áo quần như người thật rồi cứ tối thì dẫn ra dẫn vào. Ông lại sai người dùi thủng thân các cây to rồi cắm vào đấy những mũi tên thật lớn, quan giặc trông thấy tưởng rằng đang gặp những người khổng lồ có sức mạnh phi thường bắn thủng cả những cây cổ thụ, hoảng loạn mà không dám đánh.
Quân của Hà Đặc, Hà Chương đuổi giặc tới tận A Lạp (chưa xác định được A Lạp ở đâu, con sông Phù Ninh có lẽ là sông Lô ngày nay, theo Đồng Khánh địa dư chí lược (Sơn Tây tỉnh) huyện Lập Thạch có các xã A Lạp, Đức Lạp, phải chăng A Lạp là ở đây) thì bị đạo quân đi sau của giặc chặn đánh, Hà đặc anh dũng hy sinh, Hà Chương bị bắt. Nhân đêm tối lúc sơ hở Hà Chương đã lấy cờ xí và y phục quân giặc trốn về, đem dây lên triều đình xin dùng cờ và y phục giả làm quân giặc tới doanh trại của chúng, giặc bị tập kích bất ngờ không kịp đề phòng bị quân của Hà Chương đánh từ trong ra. Quân Nguyên - Mông tan vỡ thiệt hại nặng, số sống sót rút chạy về Vân Nam.
Chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai là một chiến thắng hiển hách, địa danh tiêu biểu Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Cự Đà sẽ mãi còn ghi trong sử sách. Những đóng góp của nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh lỗi lạc: Hà Đặc, Hà Chương thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Theo gia phả của dòng họ Hà, vốn gốc người Tày Khao thuộc dòng họ Hà Đặc, Hà Chương thời Trần. Nay tụ cư tại An Bồi- Kiến Xương- Thái Bình, Hà Khâm và Hà Chương là hai anh em, khi đánh giặc, Hà Chương hăng hái truy kích địch tới vùng Yên Bái hy sinh tại đó. Ông được phong hầu là “Bình Nguyên thượng tướng trung dũng hầu”, tại làng An Bồi còn có một nhà thờ tổ có hai câu đối:
“ Thác Nhược tận trung lưu vạn đại
Hải môn chí dũng kỷ thiên thu”
Tại Ghềnh Ngai xã Tân Hợp đối diện với đền còn ban câu đối đá mục còn lưu lại 3 chưa âm lưu, các cụ cao niên tại xã Quế Hạ truyền miệng lại Hà Chương… trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã đuổi quân Nguyên từ Phú Thọ theo sông Hồng lên Yên Bái, tới Châu Quế Thổ (tức Châu Quế Hạ ngày nay) Hà Khắc Chương chiêu mộ thêm thổ binh địa phương tiếp tục truy kích địch, đóng bè mây mang ra cắm chốt tại cửa ngòi Thác Nhược. Sau một tuần quân địch lọt vào trận địa mai phục, quân ta từ mọi hướng xông ra phá tan quân địch trong lúc quyết chiến. Hà Chương bị thương nặng và hy sinh, đã được đưa sang sông chôn cất tại cửa Thác Nhược Sơn. Hậu duệ của ông rước hồn về thờ tại Đền Đông Cuông. Tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, Yên Bái. Qua 5 lần khai quật, giải mã phát hiện nơi đây là một trung tâm phật giáo thời nhà Trần sau khi thắng trận khải hoàn được xây dựng phải chăng đây là kế sách của nhà Trần nhằm bảo vệ miền biên viễn của Tổ Quốc.
Sau khi tử trận và được dân làng lập miếu thờ bên Ghềnh Ngai, vợ ông là Lê Thị và con trai ông (là Hoàng Báo) khi mất cũng được dân làng thờ bên Ghềnh Ngai và ít lâu sau, ban thờ mẹ và con được di chuyển sang đình cả Đông Cuông (nơi đền Đông Cuông ngày nay).
Kể từ khi di dời, đình được mở rộng và cải đổi trở thành đền cụ Lê Quý Đôn thời Hậu Lê đã có kỷ lục. Sách Đại nam Nhất thống chí có địa danh là “đền Thần Vệ Quốc” gọi theo sắc phong. Sự biến cuộc khởi nghĩa Giáp Dần (1913- 1914) năm 1914 nghĩa quân Mán quần trăng, Mán đại bản và người Tày, người Nùng tỉnh Yên Bái tổ chức tập hợp lực lượng và nổi dậy năm Giáp Dần tấn công các đồn Pháp trên đại bàn tỉnh Yên Bái và Lao cai. Cùng thời gian này công nhân hỏa xa và thương gia Việt Kiều tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu và những người Việt Nam quang phục hội, lập hội ái hữu và hội yêu nước ở hải ngoại, bí mật ủng hộ phong trào đấu tranh chống Pháp ở trong nước. Một số đồn binh của Pháp dọc biên giới Việt Trung, địa phận Lao Cai bị nghĩa quân tấn công.
Cuộc nổi dậy thất bại, do thiếu tổ chức đúng đắn, chính quyền thống trị Pháp thiết lập, tòa án quân sự đặc biệt trong thời ký chiến tranh… xét xử những chiến sỹ yêu nước, hầu hết bị tử hình, chung thân hoặc khổ sai lưu đày, một số bị hành quyết lén lút.
Một lần nữa nhân dân toàn tổng Đông Cuông góp sức, của, đón thợ Hà Đông, Nam Định lên đúc tượng đồng và phong vua mẫu, vua con (đúc tượng Hà Chương thờ tại nơi Mộ Thác Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2006). Tục gọi là đền Thác Nhược. Như vậy thời Lê hình thành đền thờ nhân thần mẹ con bà Lê Thị, thời Nguyễn suy tôn vua Mẫu và giờ đây trở thành đền Mẫu Đông Cuông “Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn”
Năm 1924, bà Lái Lộc một nhà buôn lâm sản bỏ tiền riêng xây gạch cho đền Mẫu và sửa miếu Đức Ông bằng gỗ lim.
Năm 1978- 1979 nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc, đền dỡ đi để xóa mục tiêu, đồ thờ được thủ từ Hà Văn Giấy cất giữ cẩn thận.
Năm 1982 tình hình tạm yên. Hội người cao tuổi ở thôn Bến đền đã dựng lại trên nền đền cũ bằng vật liệu tranh tre, nứa lá.
Năm 1995 UBND tỉnh Yên Bái ra quyết định cho phép nhân dân xã Đông Cuông, huyện Văn Yên “xây dựng lại ngôi đền Đông Cuông đúng trên nền ngôi đền cũ cũng đã được sự đồng ý của Cục Bảo tồn, bảo tàng, nay là Cục Di sản Văn hóa để nhân dân các dân tộc Tây Bắc tôn kính, thờ cúng các vị nhân thần có công trấn ải giữu nước phía Bắc, là điểm giáo dục lịch sử rất có giá trị ở nơi miếu biên niên”.
Năm 2000 Đền được công nhận Di tích cấp tỉnh, đến năm 2009 Đền Đông Cuông được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di tích cấp Quốc gia.
Đền Đông cuông hiện nay thờ chính là Mẫu đệ nhị Thượng ngàn Đông Quang công chúa và Quan Hoàng Báo. Quần thể Di tích Đền Đông Cuông gồm: Đền Mẫu; Miếu Cô; Miếu Cậu và Miếu Đức Ông (Thuộc Ghềnh ngai xã Tân Hợp).
IV- Loại di tích:
Đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc loại di tích lịch sử - văn hoá.
V- Khảo tả di tích.
Đền Đông Cuông được xây dựng trên một thế đất rộng tọa sát bên đôi bờ sông Hồng xung quanh là đồng ruộng và núi rừng bao bọc. Vậy nên từ xa đã khiến du khách nhận ngay được bóng dáng cây đa khoảng 800 tuổi, ngôi đền tuy cổ mà không cũ, tuy hiện đại mà mang tính dân tộc cao.
1- Về hướng của di tích.
Đền Đông Cuông được cổ nhân chọn phương cắm hướng trên một thế cát địa vạn niên. Tán phong tụ thuỷ quanh phía phải đền có đoạn sông tạo hình bán nguyệt, bốn mùa nước đỏ phù sa màu mỡ.
Như vậy: Nguời xưa đã chọn phương cắm hướng tìm đất làm nơi toạ lạc của đền Đông Cuông nhất thể tuân theo thuyết truyền "Phong thuỷ" mà ở phía hữu lại thờ dương Đức Ông, phía tả thờ thánh mẫu, âu cũng là điều dễ hiểu, bộc lộ quan niệm về âm dương đối đãi ở quê hương đồng bào tày nói riêng, một điển hình ở phương đông nói chung.
2- Niên đại xây dựng.
Việc tìm hiểu chính xác việc xây dựng ngôi đền Đông Cuông là công việc mà xưa nay đã nhiều người dày công tra cứu, nhưng kết luận cuối cùng thì còn tranh cãi nhiều. Như vậy có thể có thể kết luận rằng đền Đông Cuông sơ khởi chỉ là một miếu rồi thông thánh quán và đã định niên đại xây dựng từ năm vĩnh huy. Từ miếu quán ban đầu được đổi tên thành đền ở thời Lê và đền ấy trải qua những lần tu sửa mới toàn bộ vào các năm 1790, 1922, 1995, sau khi được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, địa phương và du khách xa gần đã xây dựng lại theo mẫu cũ làm nơi thờ tự khang trang bề thế vững trãi.
3- Về kết cấu kiến trúc.
Theo dân tộc Tày Khao gọi là đình Đông Cuông với chức năng thờ mẫu và vị đại vương người Tày cho là thành hoàng làng là chính không kiêm nhiệm nhiều chứ năng khác và không tập trung thể hiện mỹ thuật. Trang hoàng lộng lẫy mà chỉ là những vân mây, sóng nước điểm xuyến đôi hình hoa lá, hoa dây. Đền Đông Cuông có kết cấu hình chữ Đinh gồm 2 toà Đại Bái và hậu Cung cấm.
Quần thể Di tích Đền Đông Cuông gồm: Đền Mẫu; Miếu Cô; Miếu Cậu; Tòa sơn trang; Miếu thần linh và Miếu Đức Ông (Thuộc Ghềnh ngai xã Tân Hợp).
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, tỉnh, huyện và du khách thập phương, quần thể Di tích Đền Đông Cuông đã được đầu tư khang trang, sạch đẹp, phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu đến thăm quan, chiêm bái của du khách thập phương.
Qua bố trí kết cấu không và ở toà cung cấm là dạng đình ở trên mang dáng dấp kiến trúc của thời Nguyễn với lối sử dụng cổ truyền có hiệu quả là nét điển hình nghệ thuật kiến trúc cổ dân gian mà tới hôm nay dù xây dựng có công nghệ kỹ thuật hiện đại song vẫn ứng dụng kiểu hệ thống cổ truyền này, chỉ có điều biến dạng vị trí đi với một tên gọi khác "con sơn" mà ta thường bắt gặp.
VI- Các hiện vật trong di tích.
A, Toà hậu cung cấm:
Do có sự biến thiên của lịch sử. Ngôi đền cổ xưa không còn nguyên vẹn về nhân vật thờ cúng như hình thức
Toà hậu cung còn bảo lưu 2 pho tượng đồng cỡ lớn, một pho tượng mẫu, một pho tượng là quan hoàng báo. Nói đến mẫu chúng ta tự hiểu giản đơn là người mẹ, song là người mẹ của vũ trụ, của toàn thể nhân loại là tối thượng thần chi phối đến tư duy của toàn thể nhân loại. Trong đó có người Việt nói chung và người Tày Khao nói riêng, mẫu là một lực lượng siêu đẳng là hiện thân của một sự kính trọng là nguồn của cải vô biên, là linh hồn của vũ trụ, từ mẹ mà muôn vật nảy sinh muôn loài tồn tại.
B, Toà Đại Bái:
- Ban thờ Ngũ vị tiên ông.
- Ban Trần Triều.
- Phủ Sơn Trang.
- Toà Công Đồng Chúa.
- Đại tự.
VII- Giá trị lịch sử khoa học.
Như trên đã trình bày đền Đông Cuông được thành lập từ thập kỷ 60 của thế kỷ thứ 7, cho dù sơ khởi chỉ là một miếu thờ Đông Quang công chúa rồi phát triển dần thêm lên thành đền ở thời Lê rồi thờ mẫu Thượng Ngàn chúa tể rừng xanh.
Đền Đông Cuông cho ta biết được việc thờ thần vệ quốc thờ mẫu nhằm sự kính trọng nguồn của cải vô biên, muôn vật nảy sinh muôn loài tồn tại và trở thành một vị mẫu đầu tiên góp phần hoàn chỉnh từ phủ đạo mẫu ở Việt Nam. Xuất hiện từ miền núi đồng thời góp phần tạo ra một tình thế xã hội ổn định, phát triển mở rộng khối đoàn kết cao quyết tâm đưa cuộc kháng chiến chống giặc (Nguyên - Mông) đi đến thắng lợi để rồi xuất hiện những anh hùng người dân tộc thiểu số như Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng…
Đền Đông Cuông là nơi thờ Thần Vệ Quốc có tác dụng đánh đổ tư tưởng sợ địch, tạo sự đoàn kết và lòng quyết tâm cao bảo vệ quê hương như cuộc khởi nghĩa năm Giáp Dần (1913-1914) của người Dao, Tày chống Pháp.
Với những giá trị kể trên đền Đông Cuông thực sự đã trở thành một ngôi đền miền núi nổi bật trên núi rừng trùng trùng điệp điệp bao bọc mà sơn thuỷ hữu tình
Nguồn Bảo tàng tỉnh Yên Bái
LỊCH SỬ DI TÍCH ĐÌNH NGÒI A
LÀNG CHIỀNG, XÃ NGÒI A, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
I. Tên gọi di tích: ĐÌNH NGÒI A
- Tên khác: ĐÌNH MƯỜNG A
II. Địa điểm phân bố- đường tới di tích:
1. Địa điểm: Di tích Đình Ngòi A, Làng Chiềng xã Ngòi A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Toạ độ: 104042'69" kinh độ Đông; 21055'21" vĩ độ Bắc.
2. Đường tới di tích: Di tích Đình Ngòi A cách huyện lỵ Mậu A 2km, cách thành phố Yên Bái 41km. Đi tới di tích có thể đi theo các tuyến sau:
+ Đường bộ: từ thành phố Yên Bái theo đường tỉnh lộ 151 tới thị trấn Mậu A, rẽ phải theo đường Mậu A - Tân Nguyên khoảng 2km là tới di tích.
+ Đường sắt: theo tuyến Hà Nội - Lào Cai xuống ga Mậu A, theo đường thị trấn Mậu A- Tân Nguyên khoảng 2km là tới di tích.
III. Vài nét lịch sử Làng Chiềng- xã Ngòi A.
Đến thời Thục Phán An Dương Vương, thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Khi nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta đổi Giao Chỉ thành Giao Châu và chia Giao Châu thành 6 quận, thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Sang thời nhà Tấn, quận Tân Hưng đổi tên là quận Tân Xương, sau đó đổi là quận Hưng Châu.
Từ thế kỷ thứ VI thuộc huyện An Nhân, quận Giao Chỉ. Đến đầu thời Đường huyện An Nhân nằm trong Phong Châu Thừa Hoá quận. Đến năm 627, nhà Đường bỏ huyện An Nhân, nhập phần đất này vào huyện Gia Ninh, vẫn thuộc Phong Châu Thừa Hoá quận.
Sang thời Lý vùng này thuộc đất Châu Đăng. Thời Trần thuộc Đạo Đà Giang, Châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng sau đổi tên là trấn Hưng Hoá. Sang thời Lê thuộc Mường A, Tổng Đông Quang, huyện Trấn Yên, phủ Quy Hoá, trấn Hưng Hoá (Mường A xưa là địa phận 3 xã Mậu Đông, Ngòi A và thị Trấn Mậu A ngày nay).
Sau kháng chiến chống Pháp, xã Mậu A tách thành 3 xã Mới: Mậu A, Mậu Đông và Ngòi A.
Qua nhiều lần thay đổi địa danh, hiện nay Ngòi A, thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái bao gồm 14 thôn. Diện tích 3.690 ha, dân số 3.733 người. Địa hình nơi đây khá hiểm trở, bị chia cắt bởi dãy núi Con Voi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Nằm kẹp giữa 2 con sông Hồng và sông Chảy.
Do ảnh hưởng của dãy núi Con Voi nên khí hậu Ngòi A thuộc loại thời tiết nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, nhiều mưa, nền nhiệt cao.
Dân số 3.733 người (theo thống kê năm 2015)
- Dân tộc Dao: 50,6%
- Dân tộc Tày: 27,9%
- Dân tộc Kinh: 21,5%
Nhân dân các dân tộc Ngòi A với tinh thần đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo và truyền thống yêu nước nồng nàn đã lập lên nhiều chiến công vẻ vang, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của dân tộc và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp.
III- Sự kiện, nhân vật lịch sử:
Trong quá trình khảo sát nghiên cứu di tích đình Ngòi A, xã Ngòi A, huyện Văn Yên chúng tôi thấy; ngoài việc thờ đức thánh Tản Viên, đình còn thờ thêm hai thủ lĩnh tham gia lãnh đạo cuộc khởi Giáp Dần năm 1914 là Phùng Trường Minh và Hoàng Minh Giám.
1- Lịch sử di tích.
Tháng 2/1886, sau khi làm chủ được Hưng Hoá, quân đội viễn chinh Pháp do tướng Gia Mông chỉ huy đánh chiếm vùng thượng lưu sông Thao, tiến vào phòng tuyến phía nam Yên Bái, sau khi mất Hưng Hoá nguyễn Quang Bích và Nguyễn Văn Giáp rút về lập căn cứ ở vùng sông Thao.
1.1- Sự hình thành căn cứ Khe Đinh - phong trào Cần Vương(1886- 1892)
Khe Đinh là một thôn nhỏ của xã Mậu A (cũ), thuộc Tổng Đông Cuông, huyện Trấn Yên, nay là xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh yên Bái. Dân cư toàn bộ là người Dao đỏ.
Khe Đinh nằm trong hệ thống dãy núi Con Voi, được bao bọc xung quanh bốn bề là núi cao, vực sâu. Đến Khe Đinh chỉ có một con đường độc đạo duy nhất là từ Mậu Đông ngược theo suối Ngòi Vải, xuyên qua rừng già tiến vào căn cứ…
1.2- Căn cứ Khe Đinh- Khởi nghĩa Giáp Dần (1901- 1914)
Khởi nghĩa Giáp Dần được Triệu Tài Lộc tức Chòi Lụa- Khe Đò, xã Vị Thượng, Bắc Quang và Triệu Tiên Tiến- Ngọc Uyển, châu Thuỷ Vỹ khởi xướng.
Năm 1901, sau khi nổi dậy không thành công ở Nậm Lốp, Bắc Quang, Hà Giang. Triệu Tài Lộc và Triệu Tiên Tiến lấy địa bàn phía bắc Yên Bái làm trung tâm khởi nghĩa.
2- Một số sự kiện lịch sử khác
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đình Ngòi A được chọn là một trong những điểm tập kết của bộ đội và dân công ta trước khi tiến quân tiêu diệt đồn Pháp ở Đại Bục, Đại Phác, đồn Dóm - chiến dịch sông Thao, năm 1949 và giải phóng Nghĩa Lộ- chiến dịch Tây Bắc 10/1952
IV- Loại hình di tích
Di tích đình Ngòi A, làng Chiềng, xã ngòi A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào lạo hình di tích lịch sử- văn hoá.
V- Khảo tả di tích.
1- Cấu thành di tích.
1.1. Kiến trúc: Đình Ngòi A nằm quay mặt ra hướng Tây Nam, trên mặt bằng tổng thể chia làm 2 khu vực rõ rệt.
Khuôn viên đình Ngòi A nhỏ, hẹp. Trước cửa, là hai cây hoa đại lớn, tán cây toả bóng khắp sân đình.
Khu kiến trúc chính có diện tích 62m2, gồm một toà nhà 4 gian, được kết cấu theo lối kiến trúc gỗ truyền thống, kết cấu theo lối chữ Đinh. Gồm 3 gian Đại bái và một gian hậu cung.
1.2. Tượng và không gian thờ tự:
* Toà Hậu Cung: Đây là nơi chiếm vị trí cao nhất gồm 3 cỗ thờ Cao Sơn Đại Vương, được sơn thon thiếp vàng.
* Đại Bái: Gồm ba gian, sát với góc tường phía bên phải ngay hướng đi vào hậu cung là bàn thờ cụ Phùng Trường Minh và cụ Hoàng Minh Giám. Vị trí chính giữa là ban công đồng.
VI- Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, văn hoá:
Đình Ngòi A vốn là một trong những ngôi đình cổ, có từ lâu đời ở Yên Bái. Đình gắn liền với phong tục thờ Sơn thần và hai thủ lĩnh Phùng Trường Minh và Hoàng Minh Giám.
Về kiến trúc: kiến trúc hiện nay đình hoàn toàn mới, được kết cấu theo kiểu chuôi vồ.
Đồ thờ tự: ngoài bệ ngai và bát hương đồng trong đình cũ, còn lại những đồ thờ tự khác đều là mới do dân làng tự mua sắm để thờ tự.
Phong tục lễ hội: Đình Ngòi A còn bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hoá đặc sắc, gắn với các hoạt động của cư dân nông nghiệp, mang đậm nét sắc thái của phong tục tập quán bản địa.
VII- Tình trạng bảo tồn của di tích:
Ngôi đền có từ lâu đời, lúc đầu được dựng ở giữa khu rừng.
Năm 1965- 1968 giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, để xoá mục tiêu ban quản trị hợp tác xã cho dỡ đình. Gia tộc mo đình Hoàng Đình Học thu gom đồ thờ đem về làng Chiềng lập miếu thờ.
Năm 2007, đình Ngòi A được UBND xã dựng lại đình với ba gian nhà lá có chuôi vồ.
Năm 2013, Đình đã được UBND xã cùng du khách thập phương xây dựng mới khang trang, sạch đẹp trong khuôn viên của khu di tích.
Tuy nhiên, Khu di tích này cơ sở hạ tầng còn hạn chế, cần phải được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo để khu di tích đáp ứng được nguyện vọng của bà con nhân dân và khu khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Yên Bái
LÝ LỊCH DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC BẾN MẬU A
(Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
1- Giới thiệu chung:
1.1- Tên di tích: Di Tích Khảo cổ học Bến Mậu A.
Thuộc địa bàn: thông Hồng Phong, TT.Mậu A, huyện Văn Yên,Yên Bái.
1.2- Vị trí:
- Toạ độ: 21052'50" vĩ Bắc - 104041' kinh độ Đông.
- Thềm bậc 2 sông Hồng.
- Cách điểm chuẩn: cách thành phố Yên Bái 35km về phía bắc (dọc theo sông Hồng, cách ga Mậu A 1,5km về phía Tây)
* Có thể đi đến di tích bằng :
- Đường ô tô từ thành phố Yên Bái theo đường liên huyện dọc bờ trái sông Hồng, đến Mậu A (35km).
- Đường xe lửa Yên Bái - Mậu A (31km), rồi từ ga ra di tích bằng đường ô tô (1,5km).
1.3- Loại hình di tích:
- Theo phân loại chung: di tích lịch sử.
- Theo phân loại chức năng: Di Tích Khảo cổ học.
1.4- Lịch sử vùng đất:
Thị trấn Mậu A là một vùng đất cổ, khá bằng phẳng, nằm bên bờ trái sông Hồng, cách thành phố Yên Bái 35km về phía Bắc.
Cư dân đã đến sinh sống ở đây từ rất lâu đời và có mối liên hệ chặt chẽ với các dân thượng và hạ lưu sông. Do vị trí thuận lợi, cho nên đến thời Lê, Mậu A đã trở thành 1 trong 16 dịch trạm từ Lào Cai về Bách Lẫm (thành phố yên Bái).
Phía Bắc Mậu A, cách 10km có đền Đông Cuông nổi tiếng thờ thánh Mẫu thượng Ngàn, phía Nam Mậu A cũng cách khoảng 8 - 10km có phố Nhoi, một phố cổ (nay không còn) có nhiều dấu tích văn hoá cổ từ Văn Hoá Sơn Vi đến Văn hoá Đông Sơn ở khu vực xã Yên Hưng, xã Yên Hợp.
Cộng đồng các cư dân Mậu A trong lịch sử bao gồm nhiều dân tộc người sinh sống, chiếm đa số có người Kinh, Tày, Hoa, tuy nhiên cho đến nay người kinh chiếm tỷ lệ lớn.
Đất đai Mậu A bằng phẳng và khá mầu mỡ với nghề trồng lúa nước là chủ yếu. Tổng diện tích là: 810,6ha, trong đó đất nông nghiệp là:551,7ha chiếm 68% diện tích đất đai.
* Về khí hậu: Mậu A là vùng dất ven sông, có dãy Con Voi án ngữ phía Đông, nằm trong thung lũng sông Hồng, ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, đặc biệt là vùng mưa nhiều, độ ẩm cao, rất thuận lợi cho phát triển động thực vật nhiệt đới.
* Môi trường: đây là vùng có nguồn nước dồi dào, cây cối tươi tôt quanh năm, tuy là vùng núi song lại có vùng đồng bằng ven sông khá rộng, cho nên vừa có diều kiện tốt cho sự cư trú của con người.
* Về địa lý tự nhiên: thị trấn Mậu A tiếp giáp phía Tây là sông Hồng (bên kia là xã An Thịnh), phía Đông là xã An Thái, phía Bắc là xã Ngòi A, phía nam là xã Yên Hưng.
Bến Mậu A, nơi phát hiện di tích khảo cổ học nằm bên bờ trái sông Hồng (nhìn xuôi dòng nước) là một quả đồi thấp, có chiều dài khoảng 100m, chiều rộng khoảng 50m, phần giáp bờ sông đã bị xả đất làm đường xuống bến phà và do xói lở hàng năm (tới 1/3 diện tích đồi). Có thể nói , Mậu A là 1 vùng đất cổ, thuận lợi cho cư trú và sinh sống. Ở đó còn nhiều dấu vết các văn hoá cổ của nhiều thời kỳ khác nhau.
2- Lịch sử phát hiện và nghiên cứu:
Tháng 5/1998, ông Nguyễn Văn Quang (bảo tàng tỉnh Yên Bái) trong một chuyến công tác đã quan sát thấy khu vực mép nước sông Hồng thuộc bến phà Mậu A có rất nhiều công cụ và phế vật đá cuội, đã tập trung khảo sát ngay tại bãi soi mép nước thấy ở đây có hàng vạn công cụ đủ các loại hình mang đặc trưng của văn hoá Sơn Vi. Dưới độ sâu 65cm có một vài điểm có gốm thô giai đoạn tiền Đông Sơn. Trên bề mặt còn có cả gốm Hán, một số gốm thời Lê.
Nhận thấy tầm quan trọng của di tích, Bảo tàng tỉnh đã thu nhập một số di vật về phân loại và đánh giá. Kết luận bước đầu cho biết đây là di chỉ của cư dân Sơn Vi với nhiều loại hình rát phong phú, trong đó có cả những công cụ rất điển hình của cư dân thuộc văn hoá Hoà Bình. Nhận thấy tầm quan trọng của di tích, Bảo tàng tỉnh Yên Bái tạm dừng thám sát và mời Viện Khảo cổ học phối hợp nghiên cứu, các thành phần của các di vật.
Qua đợt đào thám sát và thu thập trên bề mặt của di tích cho biết đây là di chỉ thuộc phạm trù văn hoá Sơn Vi sang Hoà Bình.
3- Nghiên cứu:
- Số di vật dùng để nghiên cứu:
Những người phát hiện và khai quật đã có những báo cáo, thông báo khoa học và đặc biệt những tư liệu này đã được tập hợp đầy đủ và phân tích kỹ trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Quang, sau đó là cuốn "Tiền sử và Sơ sử Yên Bái' của cùng tác giả.
* Về nguyên liệu; gần như thuần nhất 1 loại nguyên liệu, đó là cuội, có các chất liệu cuội như quartzite, Quartz…
* Về niên đại: căn cứ vào kết quả khảo cứu, những người khai quật đều nhất trí cho rằng di chỉ Bến Mậu A có niên đại Sơn Vi, có thể là Sơn Vi muộn, có bước chuyển biến từ Sơn Vi sang Hoà Bình 1 cách rõ rệt. Con người đã tồn tại ở đây trong một thời gian rất dài. Có thể cách đây khoảng 2 vạn năm đến 1 vạn năm.
- Về di tích:
Người Sơn Vi cổ đã cư trú lâu dài trên quả đồi này và tạo ra một khối lượng công cụ, phế liệu cuội khổng lồ, có chiều dày tầng văn hoá tới gần 1,5m. Di tích có thể có diện tích gần 1 ha, song việc xả đồi làm đường nên 1/3 quả đồi bị mất, số di vật tập trung còn lại khoảng 3000m2. Di tích còn có nguy cơ bị sụt lở tiếp.
- Hiện trạng:
Là di tích khảo cổ học thuộc thời đại hậu kỳ đá cũ, nên hầu hết di vật nằm dưới lòng đất, song do việc san gạt đồi làm đường xuống sông, do việc đào bới để trồng trọt, làm móng nhà…nên nhiều di vật đã được moi lên và một phần bị huỷ hoại.
- Những thành phần di tích cần được bảo vệ:
Trước hết cần giữ nguyên trạng mặt bằng di tích, với diện tích khoảng 4000m2- 5000m2 trên bề mặt toàn bộ bộ phận di vật đang nằm dưới mét nước.
Bảo tồn nguyên trạng 2 hố thám sát để phục vụ nghiên cứu và thăm quan. Có điều kiện cần sử dụng các kỹ thuật hiện đại bảo vệ nguyên trạng các tầng văn hoá.
- Đánh giá:
Di tích khảo cổ học Bến Mậu A là một di tích rất quan trọng trong hệ thống di tích thời đại đá cũ hậu kỳ ở Yên Bái nói riêng và vùng sông Hồng nói chung. Đây chỉ là di chỉ hiếm hoi có tầng văn hoá trong hệ thống văn Hoá Sơn Vi.
Di tích gồm: Văn hóa Sơn Vi - văn hoá Hoà Bình. Khẳng định chắc chắn cội nguồn của văn hoá Hoà Bình là văn hoá Sơn Vi.
4- Phương hướng quy hoạch, phương pháp bảo tồn và khai thác:
Do đây là di chỉ khảo cổ học thuộc giai đoạn tiền sử, trước mắt trong quy hoạch cần xác định quy mô diện tích di chỉ, từ đó có hướng quy hoạch phù hợp.
Cần tiếp tục có cuộc khai quật để xá định rõ hơn diện mạo di tích, có điều kiện xây tường rào bảo vệ di tích, tạo các đường đi trong di tích.
* Phương thức bảo tồn: cần phải di dời một số gia đình tại khu di tích.
- Bảo vệ vùng taluy giáp bờ sông, không cho tiếp tục sạt lở.
- Bảo tồn nguyên trạng các hố khai quật bằng phương pháp tiên tiến. Xử lý bảo vệ tốt những di vật vùng mép nước.
* Tổ chức quản lý và khai thác:
- Sau khi có quyết định xếp hạng, cần có ban quản lý di tích. Đây là loài hình di tích đặc biệt vì vậy nên giao cho phòng VHTT- TT huyện quản lý trực tiếp, có sự hướng dẫn của bảo tàng tỉnh. Có quy chế bảo vệ di tích, đảm bảo di tích không xuống cấp.
- Có kế hoạch tổ chức khai thác, cần có một ngôi nhà trưng bày giới thiệu di tích và những đặc trưng thời tiền sử.
- Tạo ra 1 điểm du lịch văn hoá trên dọc tuyến sông Hồng.
Nguồn: Bảo tào tỉnh Yên Bái
DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA - ĐỀN NHƯỢC SƠN
(Thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
I- Giới thiệu chung:
Xã Châu Quế Hạ có diện tích 8586,72 ha, dân số 7.508 người, là một trong những xã vùng cao của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Địa hình nơi đây khá hiểm trở (có nhiều đỉnh núi cao từ 400m tới 576m), đại bộ phận đất đai là núi cao, xen kẽ là những dải thung lũng hẹp do phù sa sông suối bồi tụ. Châu Quế Hạ là địa bàn tụ cư của nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tộc Tày, Kinh và Dao sinh sống.
Về giao thông: Đường sông (theo sông hồng), và đường bộ (theo đường tình lộ 151 Yên Bái - Khe Sang; đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai).
Về kinh tế: Đại bộ phận nhân dân làm nông nghiệp và trồng cây công nghiệp cây ăn quả. Sản phẩm chủ yếu là thóc gạo, hoa màu, đường mía, quế, dứa,…Có 1 chợ trung tâm và một bưu điện văn hoá xã được xây dựng kiên cố bằng bê tông.
II- Tên gọi:
Đền Nhược Sơn là tên gọi của đền mộ Nhược Sơn, thờ một võ tướng thời Trần tên là Hà Chương, thuộc thôn Ngọc Châu xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.
Nhân dân địa phương thường gọi đền Nhược Sơn bằng một cái tên gọi khác là: Loòng Mẹac, Tại Mẹac.
III- Vị Trí:
1- Địa điểm:
Đền Nhược Sơn thuộc thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Đền Nhược Sơn có toạ độ 104°30´ kinh độ tây, 18° vĩ bắc phía Bắc giáp suối Nhược, phía Đông giáp với sông Hồng (ở đây có bến đò Châu Quế Hạ, nhân dân thường gọi là bến Nhược Sơn). Phía Tây giáp đường tỉnh lộ 151, phía Nam là ruộng.
Đền Nhược Sơn - xã Châu Quế Hạ vùng đất này trước:
- Thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng.
- Thời trần thuộc Châu quy Hoá, trấn Thiên Hưng.
- Đầu thời Lê thuộc địa phận phủ Quy Hoá.
- Năm Minh mệnh thứ 12 (1831) thuộc địa phận phủ Quy Hoá, tỉnh Hưng Hoá.
- Ngày 14-1-1900, xã Châu Quế Hạ thuộc châu Văn Bàn tỉnh Yên Bái.
Qua các thời kỳ thay đổi, hiện nay xã Châu Quế Hạ có 14 thôn: thôn Nhẻo, thôn Châu Tự, thôn Phát, thôn Gốc Trám, thôn Đức Lý, thôn Bản Tát, thôn Nhược, thôn Mộ, thôn Khe Bành, thôn Khe Pháo, thôn Pha, thôn Chạc, thôn Ngọc Châu, thôn Hạ Lý.
2- Đường tới di tích:
Khu di tích lịch sử - văn hoá đền Nhược Sơn cách huyên lỵ Mậu A 41km, cách tỉnh lỵ Yên Bái 71km. Đi tới di tích có thể đi tới các tuyến sau:
- Đường bộ: Từ thành phố Yên Bái theo đường tỉnh lộ 151 (qua phà Trái Hút) đi tới km71 (UBND xã Châu Quế Hạ) rẽ phải 100m là tới di tích. Đi theo tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến km 176 + 500 là đến di tích.
- Đường sắt: Theo tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, tới ga Mỏ Đá, qua bến đò Nhược Sơn là tới di tích.
- Đường thuỷ: Từ thành phố Yên Bái đi thuyền ngược dòng sông Thao tới bến Nhược Sơn (khoảng 70km) là tới di tích.
IV - Loại hình di tích:
Di tích Đền Nhược Sơn , thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ là đền thờ ngài Hà Khắc Chương, một nhân vật lịch sử có thật, một võ tướng thời nhà Trần có công đóng góp to lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương phía Bắc, chống lại quân xâm lược Nguyên Mông, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta vào cuối thế kỷ XIII. Di tích này xếp vào loại hình di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia.
V- Lược sử di tích:
1- Bối cảnh lịch sử - xã hội đương thời:
Sang mùa xuân tháng 2 năm Đinh Hợi (1287), vua Nguyên Mông kéo lấy 7 vạn quân, 500 chiến thuyền, 6.000 quân Vân Nam và 1 vạn 5.000 quân ở bốn châu ngoài bể, sai Thái tứ Thoái Hoan làm Đại Nguyên Soái, A Bát Xích làm Hoành Tỉnh tả thừa, Áo Lỗ Xích là Bình trương Chính sự, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp làm Chi Chính Sự. Đem tất cả hơn 30 vạn quân sang tiến đánh nước Nam.
Trước khi quân Nguyên Mông vào xâm lược nước ta, Thái Thượng Hoàng, Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sắc phong Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn làm Quốc Công Tiết Chế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Các Vua Trần đã tổ chức hội nghị các bô lão trong cả nước tại Điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nhân dân nên hàng hay lên đánh, cả nước đồng lòng " đánh". Quân ta khắc vào tay hai chữ "Sát Thát". Với quyết tâm giết giặc của toàn dân, dưới sự chỉ huy chiến lược tuyệt vời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Để tránh thế mạnh của quân địch ban đầu ta tổ chức đánh cầm cự và bỏ kinh đô Thăng Long để bảo toàn lực lượng, dùng chiến tranh du kích, "vườn không nhà trống" để tiêu hao sinh lực địch, đợi cho quân địch khốn khổ vì thiếu lương thực mới tổ chức phản công. Bằng những trận thắng lớn: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, quân dân Đại Việt đã buộc thái tử Thoát Hoan phải chui vào ống đồng rút chạy khỏi kinh đô Thăng Long.
Đạo quân Nguyên Mông do Nạt Tốc Lạt Đinh chỉ huy chạy ngược theo sông Lô về Vân Nam, khi chạy qua địa phận Phù Ninh chúng bị quân dân địa phương do anh em Hà Đặc, Hà Chương chặn đánh. Từ động Cự Đà, đoán trước đường rút chạy của địch Hà Đặc, Hà Chương đã rút quân lên đóng lại căn cứ Núi Trĩ, đêm đến, từ trên núi đưa dân binh xông vào đồn quân tiên phong của giặc tập kích bất ngờ. Hà Đặc sai người dùng tre đan thành những hình người to lớn cho mặc áo quần như những người thật rồi cứ tối thì dẫn ra dẫn vào. Ông lại sai người dùi thủng thân các cây to rồi cắm vào đấy những mũi tên thật lớn. Quân giặc trông thấy tưởng rằng đang gặp những người khổng lồ có sức mạnh phi thường bắn thủng cả những cây cổ thụ, hoảng loạn mà không dám đánh.
Quân của Hà Đặc, Hà Chương đuổi giặc tới tận A Lạp thì bị đạo quân đi sau của giặc chặn đánh. Hà Đặc đã anh dũng hy sinh, Hà Chương bị bắt. Nhân đêm tối, lúc giặc sơ hở Hà Chương đã lấy cờ xí và y phục quân giặc trốn về, đem dâng lên quân triều đình xin dùng cờ và y phục giả làm quân giặc tới quân danh của chúng. Giặc bị tập kích bất ngờ không kịp đề phòng bị quân của Hà Chương đánh từ trong ra, quân Nguyên Mông tan vỡ và chết rất nhiều rút tàn binh về Vân Nam.
Chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 2 là một chiến thắng lừng lẫy. Những cái tên: Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Cự Đà sẽ mãi còn ghi vào sử sách. Những đóng góp của nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh lỗi lạc: Hà Đặc, Hà Chương thể hiện sức mạnh đoàn kết kháng chiến chống quân Nguyên Mông của toàn thể dân tộc.
2- Quá trình hình thành di tích:
Khởi đầu, ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ XVI. Kể từ năm 1906 khi tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, các nhà buôn đã bỏ tiền xây dựng lại đền với quy mô nhỏ, hẹp, kiến trúc không đặc sắc.
3- Các nguồn tài liệu liên quan:
Theo "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" (tập 2, tr61) bản dịch: "Ngày 17 Toa- Đô cùng Ô- Mã- Nhi từ ngoài biển đánh vào sông Thiên Mạc, muốn họp quân ở Kinh sư để giúp đỡ lẫn nhau, du kinh đến huyện Phù Ninh, viên phụ đạo huyện ấy là Hà Đặc lên núi Trĩ Sơn cố giữ. Quân giặc đóng ở động Cự Đà, Hà Đặc lấy tre đan thành hình người to lớn, mặc áo cho, cứ đến tối đêm thì dẫn qua, dẫn vào, lại dùi thủng cây to cắm tên lớn vào giữa lỗ để cho giặc là sức bắn khoẻ suốt được cây to. Giặc sợ không giám đánh nhau với Đặc. Quân ta hăng hái xông ra đánh phá được giặc. Đặc đuổi tới A Lạp, làm cầu phao qua sông, hăng đánh quá bị chết. Em là Chương bị giặc bắt được, lấy trộm cờ xí và y phục của giặc trốn về đem dâng lên vua, xin dùng cờ ấy giả làm quân giặc để đến doanh trại của giặc. Giặc không ngờ là quân của ta. Bèn đánh tan quân giặc…".
Theo "Khâm định Việt Sử Thông giám Cương mục" (tập 1, tr.52.5) bản dịch: "Quân tuần liễu của nhà Nguyên đi đến huyện Phù Ninh, gặp viên phụ đạo tử là Há Đặc đặt mưu kế để lừa rồi đem toàn lực ra đánh, đuổi quân giặc chạy tới đất A Lạp. Vì đánh hăng quá, nên Hà Đặc tử trận, quân chúng của Hà Đặc đều mất về tay giặc. Em Hà Đặc là Chương nhân khi giặc sơ hở lấy trộm được áo giáp và cờ hiệu của giặc chạy về dâng nộp quân ta. Quân ta lén dùng quân trang ấy đánh vào dinh trại giặc, quân Nguyên không phòng bị tan vỡ…"
Theo gia phả của dòng họ Hà "Vốn gốc người Tày Khao, thuộc dòng Hà Đặc, Hà Chương thời trần. Nay tụ cư tại An Bồi, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình": Hà Đặc và Hà Chương là 2 anh em, khi đánh quân Nguyên, Hà Chương hăng hái truy kích địch tới vùng Yên Bái bị hy sinh tại đó. Ngài được phong hầu là "Bình Nguyên Thượng Tướng Trung Dũng Hầu" tại làng An Bồi còn có 1 nhà thờ Tổ có 2 câu đối:
"Thác Nhược tận trung lưu vạn đại
Hải môn chí dũng kỷ thiên thu"
Theo lời của các cụ cao niên tại Châu Quế Hạ truyền miệng lại: Hà Chương trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần hai đã đuổi quân Nguyên từ Phú Thọ theo đường sông Hồng lên Yên Bái, tới Châu Quế Thổ (tức Châu Quế Hạ ngày nay), Hà Khắc Chương chiêu mộ thêm thổ binh địa phương tiếp tục truy kích địch, đóng bè mảng mang ra cắm chốt tại cửa ngòi Thác Nhược (đối diện với ngòi Phúc Linh) để phục kích quân địch. Sau một tuần quân địch lọt vào trận địa mai phục, quân ta từ mọi hướng xông ra phá tan quân địch. Trong lúc quyết chiến Hà Khắc Chương bị thương nặng và được đưa sang sông chôn cất tại cửa thác Nhược Sơn.
VI - Khảo sát:
1- Khảo sát thực địa:
Đền Nhược Sơn nằm quay ra hướng Bắc, có hình thể không đều, (không có cổng tam quan). Kết cấu theo kiểu chữ đinh. Trên mặt bằng tổng thể được chia làm 2 phần: phần kiến trúc chính và phần kiến trúc phụ. Diện tích mặt bằng là 191,44m2. Mặt bằng tổng thể không kể cả phần kiến trúc phụ gồm sân, vườn,…Các phần kiến trúc chính đều được bố trí theo hướng Bắc Nam như sau:
- Ngoài cùng là một dấu tích của 1 cổng gạch (nay chỉ còn lại phần móng). Qua cửa là tới sân tiền đường có diện tích là 94,46m2; góc phải của sân là toà thiêu hương được xây dựng thành bể có diện tích 0,5 x 1,5m ở chính giữa (phần tiếp giáp bậc tam cấp) là bể hoá trâu rộng 1,68m; dài 1,50m; cao 50cm.
Bước qua bậc tam cấp là vào cung đồng đại bái (cao hơn mặt sân tiền đường 1m). Phần kiến trúc đã bị phá huỷ hoàn toàn, nay còn lại dấu vết của một vài tảng kê cột và mặt nền (nền làm bằng vôi và mật) nhưng vẫn có biết trước đây cung đại bái được dựng 3 gian diện tích 52,6m2. Năm 1996 cũng được dựng tạm bằng vật liệu tranh tre nứa lá (vẫn dựng trên nền cũ), đây là góp phần công đức của nhân dân xã Châu Quế Hạ. Tại cung đại bái xây bệ kích thước 2,67m x 2,67m; cao 1m đặt 3 kho tượng: quan lớn Hà Chương, Đại vương Trần Triều và Bà Chúa Thượng Ngàn.
Đi tiếp vào trong là hậu cung, tại đây có bệ tam cấp dài 2,50m, rộng 2,28m, cao 0,08m (tương truyền đây là mộ của Hà Chương). Hệ thống tượng gồm: tượng chúa Mẫu Thượng Ngàn, chúa Mẫu Đệ Nhị, bà chúa Mẫu Thoải, Phần kiến trúc hậu cung hoàn toàn mới. Đây là công đức của dòng họ Hà, di duệ thứ 12 của Hà Chương hiên sinh sống tại Hà Nội, Thái Bình xây dựng.
Ngoài những thành phần kiến trúc chính như đã miêu tả như trên, theo lời kể của các nhân chứng sống tại xã Châu Quế Hạ và xã Châu Quế Thượng, kiến trúc của đền Nhược Sơn còn có một số kiến trúc phụ khác như: nhà tiếp dân (6 gian), nhà oản (4 gian nhà sàn). Hiện nay những kiến trúc này đã không còn dấu tích.
2- Quá trình tu sửa tôn tạo:
Khởi đầu đền Nhược Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XVI, lúc đầu là tranh tre, nứa lá. Tới năm 1906 khi tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai được thông thương, các nhà buôn bỏ tiền cung tiến xây dựng lại đền với quy mô nhỏ hẹp. Phần tôn tạo tu sửa gồm: làm cổng, lát sân, dựng toà nhà cung đồng đại bái và hậu cung. Phần tượng: đúc tượng Hà Chương bằng đồng, đúc chuông…
Năm 1947, nhân dân xã Châu Quế Hạ và Châu Quế Thượng cung tiến xây dựng, sửa chữa (phần mái của nhà cung đồng đại bái và hậu cung).
Năm 1962, do chiến tranh ly tán, đền Nhược Sơn không còn ai thờ cúng. Do vậy, đền ngày một hư hỏng thêm, cũng trong thời gian này những di vật quý của đền như: hoành phi, câu đối, chuông đồng, bát tượng, tượng Hà Chương, bị con buôn đem đi bán.
Năm 1984, đền bị phá lấy gạch để xây trường học.
Năm 1996, nhân dân xã Châu Quế Hạ dựng tạm ba gian nhà tre của cung đồng đại bái để lấy chỗ thờ phụng.
Năm 1999, dòng họ Hà, con cháu Hà Đặc, Hà Chương từ Hà Nội, Thái Bình cúng tiến xây dựng lại nhà hậu cung với chất liệu: tường gạch, mái đổ bê tông, lợp ngói (đây là phần kiến trúc hoàn toàn mới nhưng vẫn được xây dựng trên cơ sở của nền hậu cung cũ)
Năm 2008, Đền được trùng tu, tôn tạo lại, hiện nay quần thể khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền Nhược Sơn đã khang trang, sạch đẹp, đáp ứng được nhu cầu tham quan, chiêm bái của du khách thập phương.
3- Các di vật:
Hiện nay số di vật được biết (cả đền Nhược Sơn, Bảo tàng tỉnh Yên Bái và ngoài nhân dân) là hơn 10 di vật, gồm có một số di vật quý sau:
* Chuông đồng: 1 cái, cao 58cm, thân cao 37cm, quai cao 21cm, thân rộng 23cm, nặng 35kg. Chuông có dáng thon, quai được trang trí rất tỉ mỉ (hình lưỡng long chầu nguyệt). Thân được bổ thành 4 ô, mỗi ô đúc một chữ lớn và một hàng chữ nhỏ.
- Ô thứ nhất: chữ Đông, phía đưới là hàng chữ "Hưng Hoá Tỉnh, Yên Bái đạo, Trấn Yên huyện, Đông Cuông tổng, Đông Cuông xã, trại phụng tự. Tam phủ thánh mẫu phong vị tiên chúa, nẫm trứ linh ứng (Thanh đồng):
Bằng thị tâm thụ ư tự cổ hương".
- Ô thứ hai: chữ Cuông, phía dưới là hàng chữ: "Lai phụng, nam mô thập phương công đức thập phương dâng tiến".
- Ô thứ ba: chữ Tự, phía dưới là hàng chữ: "Hoàng triều Thành Thái bát niên, thập nguyệt cát nhật chú".
- Ô thứ tư: chữ Chung.
Chuông được đúc vào tháng 10 năm 1899, niên hiệu Thành Thái Triều Nguyễn.
* Tượng Hà Chương: được đúc bằng đồng, cao 28,5cm, rộng 9cm, nặng 67kg. Khuôn mặt của pho tượng thể hiện đầy đặn, nhẵn nhụi, mắt hẹp nhỏ, mũi thẳng, miệng mím vừa phải thể hiện sắc thái của một vị tướng khá rõ ràng. Đầu đội mũ cánh chuồn, y phục dài từ vai xuống đến chân tạo những nét uốn nhẹ nhàng. Niên đại: theo lời kể của các cụ, tượng được đúc vào khoảng năm 1925- 1926.
* Bát nhang: được đúc bằng đồng cao 25cm, rộng 18cm, chia làm hai phần khá rõ rệt: phần thân và phần đế:
- Phần thân cao 20cm, rộng 25cm, trang trí nổi hình rồng thêo đề tài "Lưỡng long chầu nguyệt". Phần gờ miệng được đúc nổi đường hồi văn.
- Phần đế cao 5cm, được đúc riêng, phần chân tạo dáng hổ phù.
Hoành phi: "Anh linh hiển hựu"
Câu đối: "Vạn cổ lưu danh thế thượnh thần"
" Nhất trần thác Nhược tiên cung"
4- Sinh hoạt văn hoá- lễ hội:
* Phần lề: Ngoài các tiết theo kiểu thờ thánh mẫu, ở đây đáng chú ý còn có lễ Tứ Viết được tổ chức mỗi năm hai lần vào ngày 20/1 và 20/9 (Âm lịch), tiếng Tày gọi là "phá lường" (tức: lên đồng).
- Ngày 20/9: Tương truyền là ngày Hà Chương mất. Nhân dân làm cốm cúng và bàn công tác trù bị chuẩn bị cho việc đón khách thập phương tới hương khói, thờ cúng Ngài.
- Thời gian: từ 5 giờ sáng tớ 5 giờ chiều.
- Thành phần: các cụ tiên chỉ, chánh tổng, phó lý, bá hộ…
- Từ 5h sáng, lính dõng chỉ đạo việc mổ lợn (lợn từ 60- 70kg, không quy định lợn trắng hay đen). Mổ lợn tại bờ sông Hồng, tiết chia thành 12 chậu (để cúng Long vương tại thác Nhược Sơn) (có băng ghi âm kèm theo - xem mục IX - hồ sơ ảnh và băng tư liệu).
- 6h sáng, bà con dân bản đem cốm và bánh dày (đựng trong coóng) dâng lên quan lớn Nhược Sơn.
- 9h sáng, lễ chính diễn ra, thầy mo đọc bài văn tế gồm 7 tuần, nội dung: tưởng nhớ công lao của ngài và cầu cho nhân dân được ấm no hạnh phúc.
- 10h sáng, thấy mo cúng xong, bộ phận nhà lân (nhà khách) làm cơm phục vụ khách mời và khách thập phương về dự hội.
- Ngày 20-1 (Âm lịch) khác ngày 20- 9 ở chỗ: mổ lợn sẽ thay bằng mổ trâu, phần lễ và phần hội vẫn giống như ngày 20- 9.
* Phần hội:
- Thời gian từ 10h sáng tới 5h chiều.
- 10h sáng, các hoạt động sinh hoạt lễ hội sẽ diễn ra đồng loạt như: hội múa xoè, hội đại yến, hội ném còn, hội hát đúm…
- 10h sáng, hội múa xoè được tổ chức tại sân đền. Dân làng diện trong những bộ quần áo dân tộc xoè trước đền. Thầy mo sẽ xoè trước, mỗi bài xoè có từ 6- 7 người cùng xoè, mỗi người đeo 10 quả nhạc vừa xoè vừa hát những bài hát mang nội dung cầu mùa.
- Từ 11h- 5h chiều, hội hát đúm (hát đối), hội ném còn, hội đánh yến được tổ chức tại sân đền.
+ Hội đánh yến: quả yến được làm bằng lá cây dứa dại, được tết từ 4 lá và buộc 3 chiếc lông cánh gà. Người đánh sẽ chuyền cho nhau, nếu người nào đánh rơi sẽ bị đấm một phát nhẹ.
+ Hội ném còn: được chia thành 2 đội, một bên nam và một bên nữ, ai ném thủng vòng còn sẽ được Lý trưởng được thưởng bằng hiện vật. Cây nêu cao từ 15- 20m, vòng còn từ 20- 25cm, được dán bằng giấy đỏ mặt hướng ra bờ sông (đầu sông ném xuống, cuối sông ném lên). Quả còn được làm từ vải, trong đựng hạt bông được gói thành hình vuông, bốn góc đều trang trí thành những tua xanh đỏ. Tua làm bằng dây dài 70cm, được tết từ lạt nứa và thắt thành 7 đốt bằng vải xanh, đỏ, tím, vàng (tượng trưng cho 7 vía của ngài). Thầy mo sẽ khởi xướng cho việc ném còn. Dưới chân cột còn có một mâm gà và xôi cúng thổ địa.
+ Hội hát đúm (hát đối): nhân dân các bản sẽ hát đối với nhau những bài hát với nội dung hỏi thăm sức khoẻ và chúc làm ăn phát đạt.
- Kết thúc phần lễ hội (5h chiều), lý trưởng và bá hộ sẽ công bố và có lời cảm ơn tới nhân dân và khách thập phương.
VII- Hồ sơ, bản vẽ:
1- Bản đồ:
1.1- Bản đồ vị trí: 1/25000
1.2- Bản đồ sơ đồ giao thông: 1/25000
2- bản vẽ: bản vẽ mặt bằng 1/100
VIII- Hồ sơ ảnh và băng tư liệu:
1. Ảnh:
- Toàn cảnh di tích đền Nhược Sơn
- Câu đối nhà thờ tổ ở thôn An Bồi, xã Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
- Chuông đồng, Bát hương, Hoành phi.
2. Băng tư liệu:
- Băng ghi bài cúng Đền Nhược Sơn.
IX- Hồ sơ bản dập:
X- Hồ sơ pháp lý:
- Biên bản và bản đồ khoanh vùng di tích.
- Công văn đề nghị nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử của UBND huyện Văn Yên số 336/2003/CV-UB ngày 19/12/2003.
- Tờ trình đề nghị nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử- văn hoá Đền Nhược Sơn của UBND xã Châu Quế Hạ số…/2003/TT-UB ngày 28/11/2003.
XI- Nguồn tư liệu tham khảo:
1. Đại Việt sử ký toàn thư- tập 2, bản dịch, N.X.B.KHXH, năm 1971.
2. Khâm định Việt sử thông cương giám mục- tập 1, bản dịch, Trung tâm KHXN & NVQG- Viện sử học.
3. Tên làng, xã Việt Nam cuối thế kỷ XIX- Việt Hán Nôm xuất bản năm 1979.
4. Đền, chùa, đình ở tỉnh Yên Bái- Sở VHTT tỉnh Yên Bái năm 2003.
5. Tỉnh Yên Bái một thế kỷ (1900- 2000) Tỉnh uỷ - HĐND, UBND tỉnh Yên Bái tháng 4/2000.
Nguồn: Bảo tào tỉnh Yên Bái
CHIẾN THẮNG SÔNG THAO
Gồm: Đồn Đại Phác, xã Đại Phác.
Đồn Đại Bục, xã An Thịnh
Đồn Gióm, xã Đông An
( Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
I. Địa điểm phân bố, đường đi đến di tích.
1. Địa điểm:
Đồn Đại Phác, Đồn Đại bục và đồn Gióm thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, ngược dòng thời gian tìm lại sử xưa thấy rằng:
- Thời Hùng Vương đất đại Văn yên thuộc bộ Tân Hưng nước Văn Lang.
- Thời thuộc Hán Văn Yên thuộc Tây Vu, quận Giao chỉ.
- Từ thế kỷ III đến thế kỷ V Văn Yên thuộc huyện Lâm tây, quận Tân Xương.
- Thế kỷ VI đến thế kỷ X Văn Yên thuộc huyện An Nhâm ( sau đổi là Châu Phong) còn gọi là( Phong Châu thừa Hóa quận).
- Thời lý đất đại Văn yên thuộc Châu chân Đăng còn gọi là ( châu Đăng)
- Thời nhà Trần thế kỷ XIII- XIV đất đai Văn Yên thuộc Quy Hóa, Phủ Quy Hóa.
- Thời thuộc Minh ( 1414- 1417) Văn Yên thuộc đạo thừa tuyên Hưng Hóa, phủ Quy Hóa( năm Hồng Đức 21 1490 đổi là Thừa Tuyên Hưng Hóa) trước là xứ Hưng Hóa.
- Đời Hồng Thuận( 1509- 1516) và đầu đời Gia Long vẫn gọi là Trấn Hưng Hóa.
Năm Minh Mệnh tứ 12( 1831) đổi Trấn Hưng Hóa thành Phủ Hưng Hóa thuộc tỉnh Hưng Hóa, thì đất đai Văn Yên thuộc phủ Hưng Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Ngày 8/9/1891 chính quyền thực dân Pháp thành lập lại địa giới tỉnh Hưng Hóa thì Văn Yên là đất của Phủ Trấn Yên. Đồn Đại Bục, Đại Phác thuộc Tổng Yên Phú, đồn Gióm là đất Tổng Văn bàn xưa gọi là Châu Thủy Vỹ sau đổi là Lao Cai (nay là tỉnh Lai Cai).
Năm 1900 chính quyền Pháp lại chia lại ranh giới cát một phần đất tỉnh Hưng Hóa thành lập tỉnh Phú Thọ đến mùa xuân năm 1900 lập lại tỉnh Hưng hóa song đổi tên là tỉnh Yên Bái, thì đất đai Đại Phác, Đại Bục vẫn thuộc Tổng Yên Phú của huyện Trấn Yên, Đông An xưa gọi Khánh An vẫn thuộc Tổng Văn Bàn của huyện Văn Bàn- Lào Cai ( trước 1/4/1900 Văn bàn của Phủ Quy Hóa tỉnh Hưng Hóa cũ).
- Ngày 16/12/1964 hội đồng Chính Phủ quyết định thành lập huyện Văn Yên từ 19 xã huyện Trấn Yên và 6 xã của Văn Bàn để thành lập huyện ngày nay.
- Xã Đông An, Lâm Giang, Lang Thíp, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng sát nhập từ Văn Yên tỉnh Yên Bái ngày 1/3/1965 theo quyết định 117/CP do hội đồng Chính Phủ ban hành ngày 16/12/1964.
Đông An, huyện Văn Yên có diện tích 40,3km2, dân số 5.438 người; đơn vị hành chính chia làm 17 thôn bản trong đó đồn Gióm thuộc Thông Chèm, đồn Gióm xưa thuộc Động Khe Bè nay không có gì thay đổi lớn.
- Đại Phác trước năm 1965 là một thôn thuộc xã Đại Đồng ngày 3/4/1965 Bộ trưởng Nội vụ ra quyết định số 125- NV đổi tên xã Đại Đồng thành xã Đại Phác.
- Ngày 16/12/1967, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định số 52- NV chia xã Đại Phác thành hai xã: Đại Phác và An Thịnh.
- Đại Phác có diện tích 11,4km2, dân số 3.041 người; đơn vị hành chính chia 10 thôn trong đó địa điểm đi tích đồn Đại Phác thuộc thôn Đại Phác, địa danh xã Đại Phác từ 1967 đến nay không có sự thay đổi lớn.
- An Thịnh: Trước thuộc xã Đại Phác được tách ra ngày 16/12/1967, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định số 52- NV hiện nay toàn xã có diện tích 26,6km2, dân số 8.867 người.
2. Đường đi đến di tích:
- Đồn Đại Phác: Xã Đại Phác, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Nằm ở tọa độ 104023’ - 104060’ kinh đông, 21035’ – 22010’ vĩ bắc thuộc thôn Đại Phác (xưa gọi đồi Làng Trang tiếp tày) (dịch ra là đồi giữa trung tâm). Đồn nằm sát ngay trụ sở UBND xã Đại Phác, cách trung tâm huyện lỵ Văn Yên khoảng 4 km đường chim bay về hướng đông, thuộc tả ngạn sông Hồng.
Quý khách đến di tích theo chỉ dẫn dưới đây đến thuận lợi bằng ô tô, xe máy, qua cầu Mậu A trên đường độc đạo liên xã thảm bê tông, qua xã An Thịnh đến trụ sở UBND xã Đại Phác là đến di tích.
Nếu đi đường sắt Hà Nội - Lào Cai và ngược lại quý khách xuống ga Mậu A đi vào đi tích bằng ô tô, xe máy tương tự chỉ dẫn trên đều thuận lợi.
- Đồn Đại Bục: Xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cách đồn Đại Phác 2 km về hướng Bắc thuộc tọa độ 21035’ - 22010’ vĩ bắc, 104023’- 104060’ kinh đông, đồn nằm trên gò Đồn Đại Bục tiếng Tày gọi là Đồn Bản Pục thuộc Làng Lớn ( xưa gọi là Mường Pục).
Cách trung tâm huyện lỵ Văn Yên (Mậu A) 3 km chim bay về hướng tây tả ngạn sông Hồng, đường bộ, đường bê tông và đường đất khoảng 6 km về hướng tây, cách trụ sở UBND xã An Thịnh 1 km về hướng Tây nam.
Quý khách có thể đến di tích theo chỉ dẫn dưới đây đến thuận lợi bằng ô tô, xe máy qua cầu Mậu A trên đường Mậu A- An Thịnh đến chợ trung tâm rẽ trái khoàng 1 km qua cánh đồng Đại Bục là đến di tích. Nếu đi từ Đại Phác ra rẽ qua thôn Cây Đa khoảng 1 km hướng Đông Bắc qua cánh đồng Đại Bục là đến di tích.
Nếu đường sắt Hà Nội – Lào Cai và ngược lại quý khách xuống ga Mậu A đi vào di tích bằng ôt ô, xe máy tượng tự như chỉ dẫn trên đều thuận lợi.
- Đồn Gióm: Xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, cách UBND xã khoảng 1,5 km về hướng Tây Bắc, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 14km theo hướng Tây.
Quý khách có thể đến di tích theo hai con đường bằng ô tô, xe máy theo quốc lộ: Yên Bái đi Khe Sang đến trụ sở UBND xã Đông An hoặc đi theo đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến trụ sở UBND xã Đông An rẽ trái khoảng 1,5 km qua cầu treo Ngòi Gióm làng Chèm là đến di tích, ngoài ra quý khách còn có thể theo quốc lộ 32C Quy Mông- Đông An đến làng Chèm là đến di tích nằm ngay bên của ngòi Gióm.
3. Vài nét khái lược quê hương Văn Yên và chiến thắng Sông Thao.
Văn Yên là huyện thành lập từ năm 1965 như cứ liệu đã khẳng định trên nền một vúng đất có bề dày lịch sử văn hóa và giàu lòng yêu nước. Đoàn kết kiên cường chống giặc ngoại xâm. Từ khi có Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo trực tiếp là Đảng bộ huyện Văn Yên, đã phát huy truyền thống trong chiến đấu và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quân và dân Văn Yên đã góp sức cùng quân dân tỉnh Yên Bái, quân dân cả nước làm cách mạng tháng Tám thành công, khánh chiến chống thực dân Pháp xâm lược thắng lợi, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc và giành được những thành tựu rất quan trọng trong xây dựng CNXH, mấy chục năm qua từ khi có Đảng đặc biệt từ năm 1965, Văn Yên đã có nhiều đổi thay tiến bộ. Từ một di sản kinh tế- xã hội nghèo nàn, lạc hậu, ngày nay Văn Yên có nền kinh tế nông- lâm nghiệp phát triển đang chuyển mạnh sang CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng CNXH, các mặt văn hóa, xã hội không ngừng phát triển, đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc đang ngày được cải thiện. Khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo được củng cố vững chắc, trật tự an ninh xã hội được bảo đảm, hệ thống chính trị luôn được kiện toàn củng cố vững mạnh ngang tầm nhiệm vụ. Việc nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học xếp hạng di tích tiêu biểu cho ba điểm thuộc chiến dịch, chiến thắng Sông Thao 1949 và nhiều di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn huyện Văn Yên, đặc biệt là di tích cách mạng nhằm ghi lại lịch sử đấu tranh cách mạng dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Ghi nhận những hy sinh đóng góp to lớn của nhiều thế hệ lực lượng vũ trang, cán bộ, Đảng viên và nhân dân đoàn kết phấn đấu xây dựng nên trong mấy chục năm qua. Nâng cao lòng tự hào và củng cố niềm tin vào con đường XHCN mà Đảng ta, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn. Đưa huyện Văn Yên tiến lên giàu mạnh, văn minh, xây dựng thành công CNXH và đậm đà bản sắc dân tộc.
* Chiến thắng Sông Thao:
Chiến dịch Sông Thao, chiến thắng Sông Thao(1949) trên quê hương Văn Yên đã được ghi lại hùng tráng trong chính sử chống giặc ngoại xâm thực dân Pháp, hiện vẫn còn lưu lại những điểm diễn ra sự kiện chiến đấu và chiến thắng tiêu biểu, gắn với 3 trận đánh tiêu diệt là 3 đồn lớn của thực dân Pháp, đồn Đại Phác, đồn Đại Bục và đồn Gióm của quân ta. Đó là hai trận đánh mở màn chiến dịch Sông Thao của tiểu đoàn 11 và tiểu đoàn 54 ngày 19/5/1949 chào mừng 59 năm ngày sinh nhật Bác, tiêu diệt gọn 2 đồn Đại Bục, Đại Phác và trận đánh quyết định của tiểu đoàn 54 ngày 16/7/1949 tiêu diệt toàn bộ quân địch tại đồn Gióm. đã góp phần tiêu diệt một lực lượng lớn quân Pháp trên phòng tuyến sông Thao, làm cho quân Pháp hoang mang, lo sợ, hoảng hốt rút chạy, với diện tích trên 300km2 vùng giải phóng được mở rộng. Hàng vạn đồng bào ta thoát khỏi ách kìm kẹp của thực dân Pháp, đồng thời căn cứ địa Việt Bắc được bảo vệ an toàn từ phía Tây bắc.
Chiến thắng Sông Thao là một trong những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đồn Đại Phác, đồn Đại Bục và đồn Gióm là những di tích chiến tranh cách mạng cần được bảo tồn, làm điểm giáo dục chiến thuật kinh nghiệm quý báu trong đánh công kiên, đánh địch trong công sự vũng chắc trình độ trinh sát nắm địch, trình độ tác chiến hợp đồng binh chúng, phá võ vật cản, đánh lô cốt ben ngoài… giáo dục các thế hệ quân đội hôm nay và mai sau.
III. Sự kiện lịch sử, thuộc di tích:
Thực hiện Chỉ thị TW, Bộ tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch sông Thao tiến công từ ngày ( 19/5 -18/7/1949) nhằm thực hiện mục đích:
1.Tiêu diệt một phần sinh lực địch, làm vỡ khối ngụy binh.
2. Phá vỡ phòng tuyến sông Thao đoạn Nghĩa Lộ, Bảo Hà, Yên Bình xã theo hướng Nghĩa Lộ. Quang Huy, củng cố bàn đạp tiến sang Thượng Lào.
3. Giải phóng một bộ phận đất đại, mở rộng căn cứ Tây bắc từ sông Thao đến sông Đà phá thế uy hiếp của địch đối với Việt bắc.
4. Rèn luyện tập dượt nâng cao khả năng tác chiến của bộ đội chủ lực và địa phương.
* Sự hình thành của ba đồn Đại Bục, Đại Phác và đồn Gióm.
Năm 1947 thực hiện âm mưu tấn công lê căn cứ địa Việt Bắc của chúng ta.
Tháng 9/1947, chúng mở cuộc tấn công lên miền Tây Bắc tỉnh Yên Bái sau khi chiếm được Nghĩa Lộ và một số xã thượng huyện Trấn Yên.
Ngày 28/9/1947 chúng chiếm Dương Quỳ (Văn Bàn), chiếm đóng Bảo Hà, đánh chiếm Vực Tuần, Chấn Thịnh (Văn Chấn).
Ngày 2/10/1947 địch chiếm Thượng Bằng La, Vần, Dọc (Trấn Yên).
Ngày 8/10/1947 địch chiếm đóng Nghĩa Lộ, chiếm Hưng Khánh, Ngòi Lao, Thanh Bồng, Vân Hội, Đại Lịch, Bình Thuận, Quy Mông, tiến sát tới Âu Lâu.
Ngày 12/10/1947 quân Pháp tiến công thượng huyện Trấn Yên, lựa chọn địa điểm có lợi, chiếm đóng 3 đồn đại Bục, Đại Phác và đồn Gióm nhằm án ngữ hành lang phía Tây tấn công sang Việt Bắc. Đồng thời chúng lập chính quyền và xây dựng chính quyền bù nhìn phản động. Đến cuối tháng 10/ 1947 quân Pháp chiếm Văn Bàn, Phong Dụ, Châu Quế kiểm soát hầu hết vùng Tây Bắc và phần lớn vùng Đông Bắc, tạo sức ép vào căn cứ địa Việt Bắc của ta. Từ đây phòng tuyến sông Thao của địch đã hình thành, với một hệ thống đồn bốt dầy đặc kéo dài từ Nghĩa Lộ- Văn Bàn, phối hợp với lực lượng địch ở Chiêm Hóa- Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn tạo gọng kìm khép chặt căn cứ địa Việt Bắc. Đồng thời ngăn chặn ta mở rộng sang Tây Bắc. Sau khi chiếm Thượng Nguyên Trấn Yên, quân Pháp đã chọn Đại Bục, Đại Phác, đồn Gióm để xây dựng đồn bốt, khống chế các khu vực trọng yếu, chúng thường xuyên tổ chức càn quét, lùng sục, tìm bắt cán bộ ta và vơ vét của cải, lương thực của dân, bắt dân đi phu lao động xây dựng đồn, bốt làm hàng rào.
Trong thời gian quân Pháp chiếm đóng ở địa phương Tỉnh ủy Yên Bái chỉ đạo xây dựng, củng cố các đội du kích vừa tuyên truyền vận động xây dựng tiêu thổ khánh chiến, vừa tích cực phục kích, tập kích cán toán quân tuần tiễu, càn quét của địch, gây cho địch nhiều tổn thất, thu hẹp phạm vị chiếm đóng của chúng.
Đầu năm 1948, liên khu 10 dùng 2 trung đoàn bộ binh và một số đơn vị hỏa lực pháo binh tấn công vào vùng địch đang chiếm đóng ở hữu ngạn sông Hồng.
Đêm 6/1/1948 ta đánh chiếm 3/4 đồng bằng diệt 26 tên, có 5 tên Pháp, ngày 7/1/1948 quân Pháp bỏ đòn tháo chạy.
Từ 8/1/1948 đến cuối tháng 1/1948 bộ đội và du kích Đại Đồng, du kích các xã vừa đánh độc lập, vừa đánh phối hợp trên 35 trận, loại khỏi vòng vây 200 tên địch, làm cho quân địch hoang mang lo sợ, buộc chúng phải rút chạy khỏi 10 đồn khác như: Đồng Bố Vần, Mỵ, Dọc, Ba Khe, Gốc Báng, Đại Bục, đại Phác và đồn Gióm… để co cụm về phía Nghĩa Lộ ta giải phóng một vùng rộng lớn 300km và trên 3.000 dân.
Sau thắng lợi này, cơ sở kháng chiến của ta phát triển mạng, vùng Châu Quế hạ được nối liền với Văn Bàn. Chính quyền cách mạng nhanh chóng được khôi phục lại và thẳng tay trừng trị bọn tay sai phản động.
Cuộc tấn công Việt Bắc thất bại, thực dân Pháp phải điều chỉnh lại chiến lược chiến tranh, chuyển từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta. Chúng thay thế các cuộc càn quét lớn tiêu diệt chủ lực của ta bằng các cuộc hành quân phá hủy cơ sở kinh tế, chính trị của ta củng cố ngụy quân, ngụy quyền, ra sức dồn dân bắt lính, vơ vét của cải, xây dựng củng cố hệ thống đồn bốt.
Cuối tháng 5/1948 quân Pháp từ Nghĩa Lộ, Văn Bàn mở cuộc tiến công mới chiếm lại các xã thượng huyện Trấn Yên (hữu ngạn sống Hồng) lập lại các đồn Đại Bục, Đại Phác và đồn Gióm, uy hiếp nghiêm trọng vùng tự do, căn cứ của ta ở tạ ngạn sông Hồng, chúng lập lại chính quyền tay sai, tổ chức các đội lĩnh dõng, thường xuyên tổ chức càn quét, dồn dân vào quanh đồn vơ vét lương thực của cải, bắt dân đi phục vụ, đào đắt xây đồn, làm hàng rào bảo vệ tại các đồn Đại Bục, Đại Phác, đồn Gióm, địch tập trung xây dựng tương đối kiên cố, quân số đông, hỏa lực mạnh, gồm các loại: cối 81, cối 60, đại liên, trung liên, súng trường, lựu đạn…
Về phía ta, từ giữa năm 1948, lực lượng ta ở vùng thượng huyện Trấn Yên và Châu Quế, Phong Dụ, thường xuyên tổ chức huấn luyện và phối hợp chiến đấu trong hai tháng 10- 11/1948 bộ đội và du kích đã phối hợp đánh 3 trận xuất sắc ở Châu Quế, phục kích địch trên đường Gióm Phong Dụ, đường Lang Thíp, Đại Phác, diệt 30 tên, thu nhiều vũ khí trang bị. Những hoạt động của bộ đội và du kích đã làm cho địch ăn không ngon, ngủ không yên, đồng thời tạo mọi điều kiện cho xây dựng cơ sở và phát triển chiến tranh du kích.
Đầu năm 1949 Hội nghị Trung ương VI đã chỉ rõ giai đoạn cách mạng đã bắt đầu từ sau chiến thắng Việt Bắc 1947. Sự chuyển biến của cách mạng Trung Hoa và sự khốn đốn của thực dân Pháp là điều kiện cho ta thực hiện phương châm chiến lược của giai đoạn mới và tích cực chuẩn bị cho tổng phản công.
* Diễn biến tiến công các đồn:
Đầu tháng 4/1949 Bộ tư lệnh ra lệnh chuẩn bị mở chiến dịch Sông Thao ở Tây Bắc, mục đích là tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng căn cứ địa Tây Bắc, phá thế uy hiếp của địch đối với Việt Bắc và củng cố bàn đạp tiến sang thượng Lào. Bộ tổng tư lệnh đã điều động một số đơn vị đang chuẩn bị chiến đấu giải phóng Bắc Cạn và một số đơn vị đang chiến đấu ở đường số 4 khẩn trương hành quân lên Tây Bắc.
Ngày 19/5/1949 chiến dịch Sông Thao do đồng chí Lê Trọng Tấn là chỉ huy trưởng, đồng chí Cao Văn Khánh là chỉ huy phó chính trị đã chính thức mở màn, đúng dịp kỷ niệm 59 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, tiểu đoàn 54 đánh đồn Đại Bục, tiểu đoàn 11 đánh dồn Đại Phác.
16 giờ 30 phút ngày 19/5/1949, hỏa lực cối 81 và bom phong Ba ZoKa của ta đồn dập bắn vào đồn Đại Bục. Sau đó ít phút bộ đội ta đã lọt vào đồn địch, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, đòn giặc cháy rực. Sau hơn 30 phút bộ đội ta tiến công chiến đấu quyết liệt, ta đã san bằng đồn, diệt và bắt toàn bộ quân địch.
- Đồn Đại Phác (cùng ngày) tiếng súng cối và Ba ZoKa nổ vang dội ở đồn Đại Bục đã thôi thúc cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn 11. 16 giờ 40 phút, hỏa lực ta bắn chế áp, tiểu đoàn 11 dùng thanh ván leo vào đồn giặc. Quân giặc chống trả ác liệt, cuộc chiến đấu diễn ra dữ dội, giằng co. Ta liên tục mở các đợt xung phong và đổi hướng tiến công, tới 18 giờ bộ đội ta chiếm và diệt xong đồn Đại Phác, diệt và bắt sống gần hết lực lượng địch chỉ có một vài tên lính Thái và hai tên Pháp chạy thoát. Kết quả hai trận đánh đồn Đại Bục, Đại Phác chiều ngày 19/5/1949, ta tiêu diệt và bắt sống gần 200 tên địch, trong đó có 38 tên Pháp, ( 33 tên bị tiêu diệt, 5 tên bị bắt), thu và phá hủy 6 súng trường, súng ngắn, 1 máy vô tuyến điện, 2 kho đạn, 1 hòm tiền Đông Dương và rất nhiều lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng của địch. Đây thực sự là chiến công xuất sắc. Món quà quý giá của quân và dân ta chúc mừng ngày sinh nhật Bác Hồ.
Chiến thắng Đại Bục, Đại Phác đã làm cho thực dân Pháp bị động lúng túng lại càng làm thêm lúng túng hơn, buộc địch phải vội vã điều quân từ Lao Cai, Phong Thổ tới đối phó.
Cuối tháng 6/1949 ta tiến công tiêu diệt cứ điểm chỉ huy phân khu phố Giàng và một loạt các đồn bốt địch ở tả ngạn sông Thao của địch bị phá vỡ một mảng dài 30km từ Bảo Hà đi Nghĩa Lộ bị cắt đứt, chính quyền tay sai địch bị tan dã, một số tên bị trừng trị, một tên chạy vào Nghĩa Lộ.
Khi địch phán đoán ta không còn khả năng mở tiếp chiến dịch mới thì ngày 16/7/1949 tiểu đoàn 54 phối hợp với một số đơn vị pháo binh bất ngờ tấn công Đồn Gióm, chỉ trong vòng 35 phút, đồn Gióm bị hạ, hàng trăm tên địch bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh, ta thu 2 súng cối 81, 2 súng trường và quân trang, quân dụng của địch, chiến thắng đồn Gióm.
Ngày 16/7/1949 đã giáng cho quân Pháp một đòn chí mạng làm cho chúng hoảng hốt chạy khỏi một loạy đồn bốt khác. Phóng tuyến sông Thao của địch lại bị vỡ thêm một mảng lớn kéo dài từ ba Khe tới Bảo Hà, dài 70km.
Chiến dịch sông Thao kết thúc thắng lợi, ta tiêu diệt và bắt rút gần 30 đồn bốt địch, thượng huyện Trấn Yên được hoàn toàn giải phóng. Trên 3.000 đồng bào các dân tộc thoát khỏi ách kìm kẹp của địch. Bộ máy ngụy quân, ngụy quyền địch tan rã, cơ sở chính trị và lực lượng vũ trang của ta được củng cố vững chắc hơn từ đây: Nhiệm vụ chính trị của địa phương chuyển sang giai đoạn mới, lấy xây dựng hậu phương, huy động sức người, sức của cho kháng chiến là chính.
Từ năm 1950-1954 phát huy chiến dịch chiến thắng sông Thao. Quân và dân thượng huyện Trấn Yên( nay là huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã tích cực củng cố chính quyền cách mạng, vừa chiến đấu tiêu diệt các lực lượng thám báo, biệt kích địch, tham gia tiễn phỉ trừ gian, đồng thời huy động hàng vạn dân công hỏa tuyến phục vụ các chiến dịch, động viên hàng ngàn con em các dân tộc Văn Yên tham gai bộ đội chủ lực, dân quân du kích, huy động hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, hàng trăm thuyền bè, góp phần tích cực đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới thắng lợi cuối cùng.
* Ý nghĩa chiến thắng, chiến dịch Sông Thao 1949.
Chiến thắng Sông Thao năm 1949 mở đầu là hai trận tiêu diệt 2 đồn Đại Bục, Đại Phác ngày 19/5/1949 kết thúc chiến dịch là trận đánh tiêu diệt đồn Gióm, ngày 16/7/1949 có ý nghĩa lịch sử rất to lớn đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và đối với quân và dân Yên Bái nói riêng trên mảnh đất “phen Dậu” có tầm quan trọng chiến lược quân sự này.
Chiến thắng Sông Thao là một nước cờ đột phá về trình độ chiến lược của ta nhằm tiêu hao sinh lực địch, phá vỡ phòng tuyến kiên cố sông Thao của thực dân Pháp, mở rộng vùng giải phóng nối Việt Bắc với Tây Bắc, phá thế bao vây uy hiếp của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc từ hướng tây. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến của ta tiến lên giành thế chủ động. Chiến thắng Sông Thao tiêu diệt và bức sút gần 30 đồn bốt địch, tiêu biểu những đồn lớn như Đại Bục, Đại Phác và đồn Gióm đã giải phóng một vùng rộng lớn kéo dài từ Ba Khe tới Bảo Hà đã tạo ra bàn đạp cho các đơn vị chủ lực ta tiến lên giải phóng Nghĩa Lộ và mở đường tiến sang Thượng Lào.
Từ những trận đánh then chốt ở Đại Bục, Đại Phác và đồn Gióm có ý nghĩa rất quan trọng đối với bộ đội chủ lực ta trước khi các tiêu đoàn 11, 54 được rút về thành lập đại đoàn quân tiên phong (Sư đoàn 308, sư đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ) một bước tiến mới trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua chiến dịch Sông Thao bộ đội chủ lực ta có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong đánh công kiên, đánh địch trong công sự vững chắc, các đơn vị chủ lực đã nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trình độ trinh sát nắm địch, trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng, phá vật cản, đánh lô cốt bên ngoài, lô cốt mẹ bên trong, làm cơ sở cho Bộ tổng tham mưu nghiên cứu biên soạn tài liệu huấn luyện bộ đội, chuẩn bị cho việc xây dựng các binh đoàn chủ lực mạnh, đáp ứng yêu cầu chuẩn bị cho các cuộc chiến dịch tiếp theo giành thắng lợi cuối cùng.
Với Yên Bái, việc tiêu diệt các đồn Đại Bục, Đại Phác, đòn Gióm làm cho quân Pháp hoang mang tột độ, tháo chạy khỏi một loạt các đồn bốt bên hữu ngạn ở địa phương. Từ đây, một vùng rộng lớn của thượng huyện Trấn Yên rộng 300km2 với 3.000 dân được giải phóng, hệ thống chính quyền địch tan rã. Chính quyền cách mạng được củng cố, một dấu mốc son lịch sử xây dựng ngày càng vững chắc, từ đây nhiệm vụ chính trị của địa phương đã chuyển sang giai đoạn mới lấy xây dựng hậu phương, huy động sức người, sức của cho kháng chiến là chính. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh và huyện vui mừng phấn khởi tin tưởng vào Đảng, lực lượng vũ trang tích cực lao động sản xuất và tham gia kháng chiến góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng ở miền Bắc 1954 và góp phần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi thống nhất đất nước 1975.
Trong thời kỳ đổi mới, quân và dân huyện Văn Yên luôn phát huy tốt truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương, luôn đoàn kết, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực xây dựng củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền vững mạnh, lãnh đạo nhân dân phát huy ý thức tự lực, tự cường, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quê hương Văn Yên ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ, luôn là lá cờ đầu của tỉnh Yên Bái trong lao động sản xuất và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đặc biệt là chiến thắng Sông Thao, quân và dân huyện Văn Yên đã được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu a hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp và hiện nay quân và dân huyện Văn Yên lại vinh dự được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và đang vững bước trên con đường cách mạng CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, quân dân ấm no, hạnh phúc.
IV. Loại di tích:
Chiến thắng, chiến dịch Sông Thao ( 1949) gồm các điểm di tích tiêu biểu.
- Đồn Đại Bục, xã An Thịnh, huyện Văn Yên.
- Đồn Đại Phác, xã Đại Phác, huyện Văn Yên.
- Đồn Gióm, xã Đông An, huyện Văn Yên.
Đó là các di tích thuộc vùng quê miền núi có lịch sử truyền thống cách mạng, một vùng chiến lược quân sự “Phen Dậu” bảo vệ vững chắc tổ quốc miền biên viễn phía Bắc trong dọc dài lịch sử, đặc biệt các đồn trên đã chứng kiến ông cha ta chống giặc ngoại xâm anh hùng, chứng kiến trận mở màn chiến dịch Sông Thao về chiến thuật cường tập đánh bộ binh hay, sáng tạo, nổi bật nhất là chiến thuật tấn công công sự của quân đội ta ngày đầu chống thực dân Pháp tái xâm lược. Một trận mở màn lập thành tích mừng 59 năm ngày sinh nhật Bác 19/5/1949. Nên các đồn trên có đủ điều kiện xếp vào loại:
1. Di tích chiến thắng Sông Thao
ĐỒN ĐẠI PHÁC
2. Di tích chiến thắng Sông Thao
ĐỒN ĐẠI BỤC
3. Di tích chiến thắng Sông Thao
ĐỒN GIÓM
Những di tích trên vượt lên trên hết vẫn là địa danh giáo dục chiến thuật đánh bộ binh trên công sự của các thế hệ lực lượng vũ trang. Ngoài ra các di tích lịch sử chiến dịch chiến thắng Sông Thao nằm trên tuyến du lịch- văn hóa đền, chùa, văn hóa dân tộc, cơ sở sản xuất, công nghiệp chế biến phía tây dọc sông Hồng đi Lào Cai- Trung Quốc của địa phương Yên Bái khá thuận lợi.
V. Hiện trạng di tích:
Hiện trạng trong lịch sử thời thuộc Pháp chiếm đóng hầu hết các đồn (điểm di tích) được xây dựng trên những điểm cao, có tầm quan sát khá rộng, có ý nghĩa về chiến thuật, đồn cơ bản được bố trí thành 2 khu, mỗi khu có cấu trúc theo hình tam giác ở các góc đều có lô cốt, tường ghép bằng tre, nứa, gỗ. Trong độ đất nện kiên cố với độ dày 50-70cm, xung quanh có nhiều lỗ châu mai, có thể bán ra các hướng, lô cốt mẹ ở trung tâm được thiết kế 2-3 tầng là vị trí chỉ huy của địch, xung mỗi khu đồn đều có 2-3 hàng tre nứa vót nhọn, ken dầy như lông nhím (mỗi mắt chứa 1cm), cao 2m có hệ thống giao thông hào nối các lô cốt nhỏ và nối với trung tâm chỉ huy.
Nhà cửa trong đồn thiết kế toàn bằng tường đất sét nện dày 40- 50cm, có lỗ châu mai, nhà nọ nối với nhà kia, quay ra ngoài, tạo thành những bức tường bao quanh của mỗi khu đồn. Trong đồn còn có trung tâm chỉ huy, có khu hậu cần, trận địa hỏa lực, các đồn tiêu biểu lớn như: Đồn Đại Phác, đồn Gióm còn bố trí trận địa cối, có sân thể thao. Đồn Gióm còn có bể nuôi cá cảnh. Với cách xây dựng đồn như trên của địch là nhằm thực hiện âm mưu chiếm đóng lâu dài, mang tính chất phòng ngự dã chiến tương đối kiên cố đề phòng ta tấn công.
+Hiện trạng hiện nay:
Trải dài gần 60 năm từ khi giải phóng (1949) hiện trạng di tích không còn nguyên vẹn, do thời gian do tiến công bất ngờ thiêu trụi để diệt quân Pháp, nay chỉ còn nền đồn, giao thông hào nằm trong tán lá cây công nghiệp, hay bỏ hoang, còn bom, mìn, đạn dược dưới lòng đất nhân dân không dám khai phá. Được nhân dân ý thức bảo vệ các khu đồn làm di tích theo nguyện vọng của nhân dân sở tại và huyện Văn Yên.
Như đã nói ở các phần trên, đặc trưng nổi bật nhất của cụm di tích này là di tích sự kiện lịch sử, yếu tố lịch sử chính là địa điểm chiến sự quân sự. Mở màn chiến dịch Sông Thao mang hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu “Bác bảo thắng là thắng” đánh dấu bước trưởng thành của chiến thuật quân đội ta trong giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược, mặt khác các khu đồi gần trung tâm chính quyền xã, sát các cánh đồng Đại Phác, Đại Bục, Đông An xếp hạng các di tích này góp phần bảo vệ sinh thái rừng đầu nguồn quan trọng, điều hòa nước, khí hậu tưới tiêu ổn định sản xuất. Rất cần có chính sách, phương án bảo vệ môi trường chu đáo, khoa học phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân và phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của địa phương.
VI. Giá trị của di tích lịch sử chiến dịch, chiến thắng Sông Thao:
Chiến dịch chiến thắng Sông Thao, các điểm tiêu biểu Đại Bục, Đai Phác, đồn Gióm xứng đáng được ghi nhận, sự chiến thắng đã góp phần quan trọng phá vỡ một mảng lớn phòng tuyến Sông Thao của địch (dài hơn 70km) giải phóng một vùng tự do với căn cứ địch hậu ở Yên Bái, Sơn La, Lào Cai tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến quân sâu vào vùng Tây Bắc tạo điều kiện cho công tác hậu địch phát triển mạnh mẽ nhất của bộ đội địa phương, dân quân du kích trong thời gian này.
Chiến dịch đã đảm bảo bí mật, bất ngờ, sử trí linh hoạt chuyển hướng đúng thời cơ, quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch chiến dịch, kết hợp chặt chẽ giữa hướng chính và các hướng nghi binh phối hợp thực hiện có hiệu quả giữa các lực lượng quân, dân. Đặc biệt đã làm cho quân địch hoang mang tinh thần tột độ vùng Tây Bắc.
Trận đánh thắng lợi mang linh hồn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần cán bộ, chiến sỹ các đơn vị quyết tâm chiến đấu cao, kiên quyết dũng cảm giành thắng lợi tạo tiền đề, niềm tin tất thắng cho các chiến dịch tiếp theo sau này như chiến dịch Lê Hồng Phong (1950), chiến dịch Lý Thường Kiệt (1951) và chiến dịch Tây Bắc giải phóng Nghĩa Lộ (1952).
Chiến thắng đã đóng góp những kinh nghiệm quý báu thiết thực nhất cho công tác nghiên cứu từng bước hình thành nguyên tắc chiến thuật tiểu đoàn đánh địch, giáo dục đánh địch trong công sự vững chắc của các thế hệ lực lượng vũ trang của ta, ứng dụng trong chiến đấu.
Trước mắt các điểm di tích nơi đây hàng năm trở thành địa điểm hội tụ của các thế hệ trẻ trong vùng tụ họp kỷ niệm ngày giải phóng chiến dịch Sông Thao, ôn lại truyền thống đánh giặc cha ông 19/5 và tuyên truyền thân thế và sự nghiệp của Người nhân ngày sinh nhật Bác.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Yên Bái
LỊCH SỬ DI TÍCH CẤP TỈNH ĐỀN ĐẠI AN
(Thôn Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
I. Tên gọi di tích: ĐỀN ĐẠI AN
- Tên khác: Đình Bục
II. Địa điểm phân bố- đường tới di tích:
1. Địa điểm: Di tích Đền Đại An, thôn Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Toạ độ: X(M)2420383’00" kinh độ Đông; Y(M)492193’00" vĩ độ Bắc.
2. Đường tới di tích: Di tích Đền Đại An cách huyện lỵ Mậu A 1km, cách thành phố Yên Bái 40km. Đi tới di tích có thể đi theo các tuyến sau:
+ Đường bộ: từ thành phố Yên Bái theo đường tỉnh lộ 151 tới thị trấn Mậu A, rẽ trái theo đường cầu Mậu A - An Thịnh là tới di tích.
+ Đường sắt: theo tuyến Hà Nội - Lào Cai xuống ga Mậu A, theo đường thị trấn Mậu A- An Thịnh khoảng 2km là tới di tích.
+ Đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuống nút IC 14 đi khoảng 200m là tới di tích.
III. Vài nét lịch sử Đền Đại An xã An Thịnh
Vùng đất này là thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, nước Văn Lang. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Khi nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta đổi Giao Chỉ thành Giao Châu và chia Giao Châu thành 6 quận, thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Sang thời nhà Tấn, quận Tân Hưng đổi tên là quận Tân Xương, sau đó đổi là quận Hưng Châu.
Từ thế kỷ thứ VI thuộc huyện An Nhân, quận Giao Chỉ. Đến đầu thời Đường huyện An Nhân nằm trong Phong Châu Thừa Hoá quận. Đến năm 627, nhà Đường bỏ huyện An Nhân, nhập phần đất này vào huyện Gia Ninh, vẫn thuộc Phong Châu Thừa Hoá quận.
Sang thời Lý vùng này thuộc đất Châu Đăng. Thời Trần thuộc Đạo Đà Giang, Châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng sau thời Lê đổi tên là trấn Hưng Hoá. Năm Minh Mệnh thứ 12(1831), đổi Trấn Hưng Hóa thành tỉnh Hưng Hóa, vùng đất này thuộc huyện Trấn Yên, Phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Thời Pháp thuộc, vào thời Thành Thái (1886) thực dân Pháp trích đất Hưng Hóa đặt tỉnh Lào Cai gồm 4 hạt: Lào Cai, Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và 2 châu: Châu Chiêu Tấn, châu Thủy Vĩ. Huyện Trấn Yên nằm trong Hạt Yên Bái.
Sau kháng chiến chống Pháp, Ngày 15/12/1964, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 117-CP thành lập huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đại An thuộc xã Đại Đồng, Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Ngày 3/4/1965, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ra Quyết định số 125-NV đổi tên các xã của tỉnh Yên Bái xã Đại Đồng đổi tên thành xã Đại Phác, Di tích Đền Đại An thuộc xã Đại Phác, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Ngày 16/2/1967, Bộ Nội Vụ ra Quyết định số 52-NV chia xã Đại Phác thành 2 xã: Đại Phác và xã An Thịnh. Di tích Đền Đại An thuộc xã An Thịnh huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho đến nay.
Xã An Thịnh có diện tích 26,6km2, dân số 8.867 (Theo niên giám thống kê năm 2015). Xã có 7 dân tộc : Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mường, Cao Lan, Thái.
III- Sự kiện, nhân vật lịch sử:
Khởi thuỷ Đền Đại An là ngôi đình cổ của người Tày Khao thuộc thôn Bục, xã Đại Bộc, tổng Yên Phú, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có tên là Đình Bục. Định Bục được dựng vào khoảng thế kỷ XIX bằng tre lợp cọ. Đình Bục thờ “ba vị Vua cấp Hùng Vương” (ở ba ngôi đền Hùng Hạ, Hùng Trung, Hùng Thượng). Ngoài ra Đình Bục còn thờ đức vua Bà là vợ ông Phả Lại Đại Vương( Sau khi mất hồn về đền Hùng Ba vị).
Năm 1940 khi dân cư miền xuôi lên khai phá và sinh sống ông Tiên Định đã lấy chân nhang ở Đền Đông Cuông về Đình Bục để thờ tự, để tiện và phù hợp nên đình Bục dần dần chuyển sang đên lấy tên là Đại An cho đến nay. Nói cách khác là đền Đại An chính là thờ “Vọng đền Đông Cuông”
An Thịnh là vùng đất có truyền thống yêu nước, kiên cương chống giặc ngoại xâm. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân nơi đây là nơi khởi điểm chiến dịch Sông Thao năm 1949 với chiến thắng Đồn Đại Bục, đồn Đại Phác ngày 19/5/1949. Trong chiến dịch Tây Bắc năm 1952 , chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 Bến đò Mậu A, Đền Đại An là điểm tập kết, chung chuyển quân lương phục vụ chiến dịch. Đền Đại An còn là nơi họp bàn của bộ đội, dân quân du kích lập kế hoạch tác chiến vượt đèo Khau Vác tiến vào tây bắc giải phóng Nghĩa Lộ….
IV- Loại hình di tích
Đền Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử- văn hoá.
V- Khảo tả di tích
Khởi đầu Đền Đại An (Đình Bục) được dựng bằng tre, mái lợp bằng cọ sau được dựng lại bằng gỗ có 3 gian lợp cọ.
Năm 1942 Đền được nhân dân xây dựng lại dựa trên nền đất cũ cột gỗ hai hồi xây gạch, mái lợ bằng ngói vảy.
Do biến thiên lịch sử và thời gian Đền đã hư hỏng mục nát nhiều năm 2006 đền được trùng tu: Lợp ngói mới, lập ban thờ, đưa tượng và đồ thờ khác vào như hiện tại.
Khu kiến trúc chính có diện tích 62m2, gồm một toà nhà 4 gian, được kết cấu theo lối kiến trúc gỗ truyền thống, kết cấu theo lối chữ Đinh. Gồm 3 gian Đại bái và một gian hậu cung.
* Toà Hậu Cung: Đây là nơi chiếm vị trí cao nhất gồm 3 ngai thờ hùng Vương, được sơn thon thiếp vàng.
* Đại Bái: Gồm ba gian, gian phía bên phải ngay hướng đi vào hậu cung là Ban thờ Trần Triều, ở chính giữa là Ban thờ Mẫu, bên trái Ban thờ Sơn Trang
VI- Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, văn hoá
Đền Đại An là một trong những ngôi Đền cổ, nằm bên hữu ngạn Sông Hồng còn lưu giữ được những giá trị về văn hóa tín ngưỡng dân gian. Từ lâu đã trở thành điểm đến của nhân dân trong vùng và du khách thập phương nhất là hiện nay Đền Đại An tọa lạc ngay đầu điểm nút giao thông IC14 tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, quần thể di tích Đền nằm cạnh quần thể Chùa Đại An rất thuận tiện cho việc tham quan, hành hương và du lịch của mọi người.
Về kiến trúc: Kiến trúc hiện nay Đền được trùng tu kết cấu theo kiểu chuôi vồ vẫn trên nền cũ câu đố và tường xây vẫn từ xưa đậm nét cổ kính.
Phong tục lễ hội Đền Đại An còn bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian đặc sắc, gắn với các hoạt động của cư dân nông nghiệp, mang đậm nét sắc thái của phong tục tập quán bản địa.
Lễ hội đầu năm vào ngày 5-6 tháng giêng âm lịch phần lễ không thể thiếu Tế trâu, cúng đại tiệc…. Phần hội với các hoạt động văn hóa thể thao sôi động đặc sắc đậm nét vùng miền.
LỊCH SỬ DI TÍCH ĐÌNH YÊN PHÚ
(Thôn Khe Lợ, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
I. Tên gọi di tích: ĐÌNH YÊN PHÚ
- Tên khác: An Phú Động
II. Địa điểm phân bố- đường tới di tích:
1. Địa điểm:
Di tích Đình Yên Phú, thôn Khe Lợ, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. ở Toạ độ:
X: 2415239.00
Y: 491331.00
2. Đường tới di tích:
Di tích Đình Yên Phú cách huyện lỵ Mậu A 10km về hướng Bắc, cách thành phố Yên Bái 40km về phía Tây Bắc. Đi tới di tích có thể đi theo các tuyến sau:
+ Đường bộ: Từ thành phố Yên Bái theo đường tỉnh lộ 151 tới thị trấn Mậu A, rẽ trái theo đường cầu Mậu A - An Thịnh theo đường liên xã 5km tới chợ An Thịnh rẽ trái đi đương bê tông 7km là tới di tích.
+ Đường sắt: Theo tuyến Hà Nội - Lào Cai xuống ga Mậu A, theo đường thị trấn Mậu A- An Thịnh khoảng 14km là tới di tích.
+ Đường Cao tốc Nội Bài-Lào Cai xuống nút IC14 đi theo đường liên xã An Thịnh - Đại Sơn qua UBND xã An Thịnh rẽ trái khoảng 7km là tới di tích.
III. Vài nét lịch sử Đình Yên Phú, xã Yên Phú
Vùng Đất này Thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, nước Văn Lang. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Khi nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta đổi Giao Chỉ thành Giao Châu và chia Giao Châu thành 6 quận, thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Sang thời nhà Tấn, quận Tân Hưng đổi tên là quận Tân Xương, sau đó đổi là quận Hưng Châu.
Từ thế kỷ thứ VI thuộc huyện An Nhân, quận Giao Chỉ. Đến đầu thời Đường huyện An Nhân nằm trong Phong Châu Thừa Hoá quận. Đến năm 627, nhà Đường bỏ huyện An Nhân, nhập phần đất này vào huyện Gia Ninh, vẫn thuộc Phong Châu Thừa Hoá quận.
Sang thời Lý vùng này thuộc đất Châu Đăng. Thời Trần thuộc Đạo Đà Giang, Châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng sau thời Lê đổi tên là trấn Hưng Hoá.
Yên Phú (An Phú) có tên gọi từ thời Gia Long (1802), đến đời Đồng Khánh (1886) là xã thuộc tổng Yên Phú (Tổng Yên Phú thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa gồm 7 xã: xã Yên Phú, Đại Phác, Hoài viễn, Quy Mông, Đôn Giáo, Quảng Mạc và xã Kiên Lao).
Thời Pháp thuộc, vào thời Thành Thái (1886) thực dân Pháp trích đất Hưng Hóa đặt tỉnh Lào Cai gồm 4 hạt: Lào Cai, Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và 2 châu: Châu Chiêu Tấn, châu Thủy Vĩ. Huyện Trấn Yên nằm trong Hạt Yên Bái.
Ngày 11/4/1900 thành lập tỉnh Yên Bái, đất đai xã Yên Phú thuộc tổng Yên Phú, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Sau kháng chiến chống Pháp, Ngày 15/12/1964, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 117-CP thành lập huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình Yên Phú thuộc xã Yên Phú, Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Xã Yên Phú tiếp giáp với 5 xã của huyện Văn Yên : An Thịnh, Đại Phác, Yên Hợp, Xuân Ái, Viễn Sơn, có tổng diện tích 1.569 ha với dân số 4.563 người, có 6 dân tôc: Kinh. Tày, Dao, Cao Lan, Nùng.
III- Sự kiện, nhân vật lịch sử:
Đình Yên Phú có khoảng đầu thế kỷ XIX, do người Tày xây dựng. Đình Yên Phú là nơi thờ Thành Hoàng và Sơn Thần, vị thần tối linh có thể bao quát chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng “Hộ quốc tý dân” (Hộ nước giúp dân) đây là biểu tượng văn hóa tâm linh của mỗi người dân trong và ngoài địa phương. Đình là nơi thờ Thành hoàng, Sơn thần xong cũng là nơi hội họp, sinh hoạt cộng đồng làng xã. Đình còn lưu giữ, bảo tồn những phong tục tập quán và sinh hoạt văn hóa cộng đồng với những lễ hội truyền thống. Trải qua nhiều lần dịch chuyển và bị phá hủy nhưng giá trị về văn hóa tâm linh của định Yên Phú đã đi sâu vào tiềm thức của người dân góp phần hình thành nhân cách, tâm hồn, lối sống của đồng bào các dân tộc xã Yên Phú và nhân dân trong vùng..
Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp Đình Yên Phú là nơi bộ đội đã nhiều lần tổ chức các cuộc mít tinh hội họp kêu gọi nhân dân chống giặc góp phần vào thắng lợi chiến dịch Sông Thao năm 1947 (đánh đồn Đại Phác) và chiến dịch Tây Bắc năm 1954.
Năm 1962 là năm tổ chức lễ cuối cùng với tinh thần “Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để chiến thắng” Đình Yên Phú tổ chức lễ hội lần cuối để tập chung vào công cuộc bảo vệ đất nước nên đình bị bỏ hoang đến năm 2002 Đình được xây dựng lại với kiến trú 4 gian 2 trái nhà gỗ lợp cọ cách vị trí đình cũ 500m.
IV- Loại hình di tích
Đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử- văn hoá.
V- Khảo tả di tích
Khởi đầu Đình Yên Phú (An Phú Động) làm theo kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày, kiến trúc đình hình chữ Nhất(-), được dựng bằng gỗ 4 gian, 2 trái , mái lợp bằng cọ xung quanh đình là ruộng lúa, với diện tích 230m2. Đình theo tương truyền rất linh ứng, đã được nhà Vua sắc phong 4 lần vào các đời: Thành Thái năm thứ nhất, ngày 18/11/1889. Duy Tân năm thứ 3, ngày 11/8/1909. Khải Định năm thứ 9, ngày 15/7/1924. Khải Định năm thứ 9, 15/7/1924.
Do biến thiên lịch sử và thời gian Đình đã hư hỏng mục nát và chuyển nhiều vị trí khác nhau được trùng tu, tôn tạo lại xong đến nay vẫn mang dáng dấp cổ xưa với thiết kế 4 gian cột gỗ, mái lợp cọ, quay mặt về hướng bắc. Bệ thờ trên sàn gồm có tầng thượng 3 Ngai thờ cao sơn đại vương, tầng trung thờ Thành Hoàng làng và các vị thần khác, tầng hạ thờ Ngũ hổ (Ông Beo).
VI- Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, văn hoá:
Đình Yên Phú là một trong những ngôi Đình cổ, còn lưu giữ được những giá trị về văn hóa tín ngưỡng dân gian. Nơi đây còn lưu giữ được một số hiện vật cổ xưa: 3 Ngai thờ, kiệu rước, 2 cồng, 2 trồng, 1 hoành phicó ghi “Tối linh từ”, 1 đôi câu đối
Dương dương thịnh đức tuấn vu yên
Túc túc uy nghi quang đại phú
Dịch
Đức dày mênh mang khắp đất Yên
Uy nghi kính cẩn sáng đất Phú
Về kiến trúc: Kiến trúc hiện nay Đền được trùng tu kết cấu theo kiểu chuôi vồ vẫn trên nền cũ câu đố và tường xây vẫn từ xưa đậm nét cổ kính.
Phong tục lễ hội còn bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian đặc sắc, gắn với các hoạt động của cư dân nông nghiệp, mang đậm nét sắc thái của phong tục tập quán bản địa dân tộc Tày ở địa phương.
Lễ hội đầu năm vào ngày 9 tháng giêng âm lịch phần lễ không thể thiếu Tế trâu, rước kiệu, rước cây hoa, xòe hầu, ném còn, đánh yến, cúng đại tiệc…. Phần hội với các hoạt động văn hóa thể thao sôi động đặc sắc đậm nét vùng miền thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới lễ hội. ngoài ra còn các ngày lễ theo âm lịch: ngày 10/7 xá tội vong nhân, 10/10 lễ mừng lúa mới.
LỊCH SỬ DI TÍCH ĐỀN PHÚC LINH
(Thôn Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
I. Tên gọi di tích: ĐỀN PHÚC LINH
- Tên khác: TAM SƠN PHÚC LINH TỪ
II. Địa điểm phân bố- đường tới di tích:
1. Địa điểm: Di tích Đền Phúc Linh, thôn Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Toạ độ: X: 2438101’00";
Y: 474245’00".
2. Đường tới di tích:
Đền Phúc Linh tọa lạc trên ngọn đồi nằm phía tả ngạn Sông Hồng rất thuận tiện cho nhân dân và du khách Đến di tích đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.
+ Đường bộ: từ thành phố Yên Bái theo đường tỉnh lộ 151 qua Thị trấn Mậu a 17km, tới thị tứ Trái Hút , xã An Bình, huyện Văn Yên, đi 15 km đường nhựa là tới di tích.
+ Đường sắt: theo tuyến Hà Nội - Lào Cai xuống ga Lâm Giang, theo đường Trái Hút-Lang Thíp 2 km là tới di tích.
+ Đường thủy: Du khách đi ca nô ngược Sông Hồng đến bến đò ngang Phúc Linh xã Lâm Giang là tới di tích.
III. Vài nét lịch sử Đền Phúc Linh xã Lâm Giang
Lâm Giang là xã vùng cao của huyện Văn Yên, nằm bên tả ngạn Sông Hồng(Sông Thao). Phía Bắc giáp xã Long Khánh, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; phía Đông giáp xã Khánh Hòa Huyện Lục Yên; phía Đông Nam giáp xã An Bình; phía nam giáp xã Châu Quế Hạ; phía Tây giáp xã châu quế thượng và xã Lang Thíp, huyện Văn Yên.
Vùng đất này là thờ Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, nước Văn Lang. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Khi nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta đổi Giao Chỉ thành Giao Châu và chia Giao Châu thành 6 quận, thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Sang thời nhà Tấn, quận Tân Hưng đổi tên là quận Tân Xương, sau đó đổi là quận Hưng Châu.
Từ thế kỷ thứ VI xã Lâm Giang thuộc huyện An Nhân, quận Giao Chỉ. Đến đầu thời Đường huyện An Nhân nằm trong Phong Châu Thừa Hoá quận. Đến năm 627, nhà Đường bỏ huyện An Nhân, nhập phần đất này vào huyện Gia Ninh, vẫn thuộc Phong Châu Thừa Hoá quận.
Sang thời Lý vùng này thuộc đất Châu Đăng. Thời Trần thuộc Đạo Đà Giang, Châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng sau thời Lê đổi tên là trấn Hưng Hoá.
Thời Trần và nhà Hồ Lâm Giang thuộc huyện Văn Bàn. Châu Quy Hóa, trấn Thiên Hưng.
Thời Lê: lê Lợi chia nước thành 5 đạo Lâm Giang thuộc Tây Đạo, đến Đời Lê Thuận Thiên năm thứ 2 (1429), Lâm Giang thuộc huyện Văn Bàn, lộ Quy Hóa.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi Trấn Hưng Hóa thành tỉnh Hưng Hóa, vùng đất này thuộc huyện Văn Bàn, Phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Thời Pháp thuộc, vào thời Thành Thái (1886) thực dân Pháp trích đất Hưng Hóa đặt tỉnh Lào Cai gồm 4 hạt: Lào Cai, Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và 2 châu: Châu Chiêu Tấn, châu Thủy Vĩ. Đất Lâm Giang thuộc châu Văn Bàn, Hạt Bảo Hà, tỉnh Lào Cai.
Năm 1900, thực dân Pháp thành lập tỉnh Yên Bái, Lâm Giang thuộc châu Văn Bàn, tỉnh Yên Bái.
Sau kháng chiến chống Pháp, Ngày 15/12/1964, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 117-CP thành lập huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. xã Lâm Giang thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Xã Lâm Giang có diện tích tự nhiên 10.377,25ha. Địa hình dốc 250 trở lên chiếm 30% diện tích, đất rừng 4.100ha đa dạng động thực vật nhiều loài quý hiếm. Dân số có 7.744 người; 18 thôn bản 4 dân tộc : Kinh, Tày, Dao, Mông.
III- Sự kiện, nhân vật lịch sử:
Khởi đầu, Đền Phúc linh sơ khai bản địa là của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc thờ trời, đất, gió mưa, sấm sét, thần nông, sông suối, …
Nhân dân các dân tộc xã Lâm Giang có tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ năm 1258-1285, nhân dân Lâm Giang đã theo Chiêu Văn Vương, Trần Nhật Duật và Tù trưởng Hà Bổng, Hà Chương chiến đấu chống quân Nguyên Mông. Võ Tướng Hà Chương cùng anh trai Hà Đặc(vốn là Phù đạo huyện Phù Ninh) chiêu binh, mộ quân địa phương đánh giặc. Năm 1285 tại ngòi Phúc Linh ông Hà Chương bị thương và hy sinh binh sĩ đưa sang sông an táng tại gò đất cửa Ngòi Nhược nay là Đền Nhược Sơn, thôn Ngọc Châu xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên.
Để tưởng nhớ công ơn võ tướng Hà Chương và các nghĩa sĩ, nhân dân Lâm Giang và các vùng lân cận thờ cúng trong đền Phúc Linh; cùng thờ Trần Hưng Đạo, và thờ Mẫu.
IV- Loại hình di tích
Đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử- văn hoá.
V- Khảo tả di tích
Đền Phúc linh, xã Lâm Giang là một loại hình thiết chế tín ngưỡng tiêu biểu, riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc, dựa vào thiên nhiên (hang, động) để làm đền, trên sườn núi đá vôi có tên gọi “Núi Voi phục”. Theo tương truyền đền thờ Mẫu và thờ đức thánh Trần và tướng Hà Chương. Năm 1965 do yêu cầu tu sửa đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai. Tổng cục Đường Sắt đã khai thác đá đã phá hủy hoàn toàn di tích đền.
Năm 2006 do nhu cầu tín ngưỡng tâm linh nhân trong vùng đã đóng góp hiến đất dựng lại đền nhỏ tại gốc đa cổ thụ cách vị trí đền cũ 200m về phía nam Tả ngạn Sông Hồng.
Năm 2015 được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự ủng hộ của nhân dân Đền được trùng tu tôn tạo lại kiến trúc nhà gỗ 4 gian lối chữ đinh; 1 gian hậu cung, 3 gian đại bái.
* Toà Hậu Cung: Đây là nơi chiếm vị trí cao nhất thờ Thượng tướng Trung dũng hầu Hà Chương
* Đại Bái: Gồm ba gian, gian phía bên phải ngay hướng đi vào hậu cung là Ban thờ Trần Triều, ở chính giữa là Ban thờ công đồng, bên trái Ban thờ Mẫu.
VI- Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, văn hoá:
Đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên có lịch sử từ lâu, là thiết chế tín ngưỡng, nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng-tâm linh của cộng đồng các dân tộc Lâm Giang. Thể hiện mong ước của con người luôn khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ; tôn vinh, tri ân những người đã có công khai phá lập bản mường, đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước; Đền cũng là nơi bảo tồn, lưu truyền nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nơi gắn kết cộng đồng cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước vững mạnh, đẹp giàu.
Phong tục Lễ hội Đền Phúc Linh còn bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian đặc sắc, gắn với các hoạt động của cư dân nông nghiệp, mang đậm nét sắc thái của phong tục tập quán bản địa. Lễ hội đầu năm vào ngày 19-20 tháng giêng âm lịch phần lễ không thể thiếu Tế trâu, rước kiệu bay nhằm tái hiện không khí hào hùng luyện quân đánh giặc của cha ông ta thuở trước, cúng đại tiệc…. Phần hội với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao sôi động đặc sắc đậm nét vùng miền như thi làm hình nộm rơm, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ… Ngày giỗ tướng Hà Chương 29/9 âm lịch là những ngày trọng đại của đền.
LỊCH SỬ DI TÍCH ĐỀN GÒ CHÙA
(Thôn Chè vè, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
I. Tên gọi di tích: ĐỀN GÒ CHÙA
II. Địa điểm phân bố- đường tới di tích:
1. Địa điểm: Di tích Đền Gò Chùa, thôn Chè Vè, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Toạ độ: X(M)2419071’00" kinh độ Đông; Y(M)489806’00" vĩ độ Bắc.
2. Đường tới di tích: Di tích Đền Gò Chùa cách huyện lỵ Mậu A 5km, cách thành phố Yên Bái 45km. Đi tới di tích có thể đi theo các tuyến sau:
+ Đường bộ: từ thành phố Yên Bái theo đường tỉnh lộ 151 tới thị trấn Mậu A, rẽ trái theo đường cầu Mậu A đi qua UBND xã An Thịnh 1,5km là tới di tích.
+ Đường sắt: theo tuyến Hà Nội - Lào Cai xuống ga Mậu A, theo đường thị trấn Mậu A đi qua UBND xã An Thịnh khoảng 1,5km là tới di tích.
+ Đường Cao tốc Nội Bài-Lào Cai xuống nút IC 14 đi qua UBND xã An Thịnh 1,5 km là tới di tích.
III. Vài nét lịch sử Đền Gò Chùa xã An Thịnh
Vùng đất này là thờ Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, nước Văn Lang. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Khi nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta đổi Giao Chỉ thành Giao Châu và chia Giao Châu thành 6 quận, thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Sang thời nhà Tấn, quận Tân Hưng đổi tên là quận Tân Xương, sau đó đổi là quận Hưng Châu.
Từ thế kỷ thứ VI thuộc huyện An Nhân, quận Giao Chỉ. Đến đầu thời Đường huyện An Nhân nằm trong Phong Châu Thừa Hoá quận. Đến năm 627, nhà Đường bỏ huyện An Nhân, nhập phần đất này vào huyện Gia Ninh, vẫn thuộc Phong Châu Thừa Hoá quận.
Sang thời Lý vùng này thuộc đất Châu Đăng. Thời Trần thuộc Đạo Đà Giang, Châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng sau thời Lê đổi tên là trấn Hưng Hoá.
Năm Minh Mệnh thứ 12(1831), đổi Trấn Hưng Hóa thành tỉnh Hưng Hóa, vùng đất này thuộc huyện Trấn Yên, Phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Thời Pháp thuộc, vào thời Thành Thái (1886) thực dân Pháp trích đất Hưng Hóa đặt tỉnh Lào Cai gồm 4 hạt: Lào Cai, Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và 2 châu: Châu Chiêu Tấn, châu Thủy Vĩ. Huyện Trấn Yên nằm trong Hạt Yên Bái.
Sau kháng chiến chống Pháp, Ngày 15/12/1964, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 117-CP thành lập huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Gò Chùa thuộc xã Đại Đồng, Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Ngày 3/4/1965, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ra Quyết định số 125-NV đổi tên các xã của tỉnh Yên Bái xã Đại Đồng đổi tên thành xã Đại Phác, Di tích Đền Gò Chùa thuộc xã Đại Phác, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Ngày 16/2/1967, Bộ Nội Vụ ra Quyết định số 52-NV chia xã Đại Phác thành 2 xã: Đại Phác và xã An Thịnh. Di tích Đền Gò Chùa thuộc xã An Thịnh huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho đến nay.
Xã An Thịnh có 2.660,87ha diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất nông nghiệplà 2.266,67 ha . Có một trục giao thông liên xã từ đầu cầu Mậu A đi Đại Sơn, Mỏ Vàng và một chợ trung tâm trao đổi mua bán hàng hóa phục vụ nhân dân. Dân số có 8.867 người; có 7 dân tộc : Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mường, Cao Lan, Thái.
III- Sự kiện, nhân vật lịch sử:
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt nói chung, người dân vùng Đại Phác nói riêng. Từ đó, người dân xã Đại Phác ( nay là xã An Thịnh) xây dựng đền Gò Chùa theo các cụ già trong xã thì đền gò chùa có từ lâu đời vào đầu thế kỷ XIX, đền thờ Thánh Mẫu. Tên gọi “Gò Chùa” là do trên đỉnh đồi có đền và chùa nên nhân dân gọi là “Đền Gò Chùa”. Đền Gò Chùa thờ Công chúa La Bình, người có công giúp dân làng khai phá đất, trồng lúa nước, dạy dân dệt vải, biết chữa bệnh…
Theo truyền thuyết Công chúa La Bình là con của Sơn Tinh và Mỵ Nương, cháu ngoại Vua Hùng thứ 18. Công Chúa có công giúp dân làng nên được Ngọc Hoàng phong là Thượng Ngàn Công Chúa, cai quản 81 cửa rừng cõi An Nam, với nhiều phép thuật toàn năng hóa thân thành Thánh Mẫu Thượng Ngàn được thờ nhiều nơi trên cả nước.
IV- Loại hình di tích
Đền Gò Chùa, xã An Thịnh , huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử- văn hoá.
V- Khảo tả di tích
Khởi đầu Đền Gò Chùa được dựng bằng gỗ 9m2, mái lợp bằng cọ.
Năm 1948-1949 sau khi bộ đội đánh chiếm đồn Đại Phác, đồn Đại Bục, đồn zóm, giặc Pháp điên cuồng ném bom xuống bản làng, khu dân cư và nơi chúng nghi có bộ đội đóng quân nên Đền Gò Chùa bị cháy. Để có nơi thờ tự người dân lập ban thờ nhỏ tạm ở vị trí đền để thờ tự.
Năm 2012, do nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài địa phương phục dựng lại trên nền đất cũ.
Khu kiến trúc chính có diện tích 80m2, gồm một toà nhà 4 gian, được kết cấu theo lối kiến trúc gỗ truyền thống, kết cấu theo lối chữ Đinh. Gồm 3 gian Đại bái và một gian hậu cung.
* Toà Hậu Cung: Đây là nơi chiếm vị trí cao nhất thờ Thánh Mẫu
* Đại Bái: Gồm ba gian, gian phía bên phải ngay hướng đi vào hậu cung là Ban thờ Trần Triều, ở chính giữa là Ban thờ công đồng, bên trái Ban thờ Sơn Trang
VI- Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, văn hoá:
Đền Gò Chùa có từ lâu đời thờ Mẫu Thượng Ngàn. Từ lâu đã trở thành điểm đến của nhân dân trong vùng và du khách thập phương, Đền Gò Chùa tọa lạc trên đồi cao hướng Đông - Nam du khách đứng ở sân đền ngắm cảnh quan xã An Thịnh, xã Đại Phác, xã Yên Phú; đền gần trung tâm xã An Thịnh, nút giao đường liên xã Yên Phú, gần chợ trung tâm xã rất thuận tiện cho việc, hành hương và du lịch của mọi người.
Về kiến trúc: Kiến trúc hiện nay Đền được trùng tu kết cấu theo kiểu chuôi vồ vẫn trên nền cũ câu đố và tường xây vẫn từ xưa đậm nét cổ kính.
Phong tục lễ hội Đền Gò Chùa còn bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian đặc sắc, gắn với các hoạt động của cư dân nông nghiệp, mang đậm nét sắc thái của phong tục tập quán bản địa.
Lễ hội đầu năm vào ngày rằm tháng giêng âm lịch phần lễ không thể thiếu rước nước, lợn quay, cơm nắm muối vừng, …. Phần hội với các hoạt động văn hóa thể thao sôi động đặc sắc đậm nét vùng miền. Ngoài lễ chính đầu năm còn có các ngày lễ Mẫu3/3; 5/5 tiết đoan ngọ; 1/6 lễ Hạ Điền; 15/7 lễ Trung Nguyên; 20/8 giỗ Đức Thánh Trần; 10/10 lễ Mừng cơm mới.
LỊCH SỬ DI TÍCH ĐÌNH AN DŨNG
(Thôn Yên Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
I. Tên gọi di tích: ĐÌNH AN DŨNG
- Tên khác: Đình Yên Dũng (Phiên âm việt ngữ)
II. Địa điểm phân bố- đường tới di tích:
1. Địa điểm: Di tích Đình An Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cách UBND xã Yên Hợp 1km; cách trung tâm huyện 7km về phía Nam; cách trung tâm tỉnh Yên Bái 40km về phía Tây Bắc. Đình An Dũng, xã Yên Hợp có diện tích khoanh vùng bảo vệ 2,920ha có tọa độ:
X: 2417837.10
Y: 496195.63
2. Đường tới di tích:
Di tích Đình An Dũng cách trung tâm huyện 7km về hướng Nam cạnh tỉnh lộ Quy Mông - Đông An, cách thành phố Yên Bái 40km về phía Tây Bắc. Đi tới di tích có thể đi theo các tuyến sau:
+ Đường bộ: Từ thành phố Yên Bái qua cầu Yên Bái theo đường tỉnh lộ Quy Mông - Đông An qua UBND xã Yên Hợp 1km tới di tích. Hoặc từ thành phố Yên Bái đi theo tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang đến thị trấn Mậu A đi qua cầu Mậu A rẽ trái theo đường tỉnh lộ Đông An-Quy Mông 6Km qua cầu Sông Thia là tới di tích.
+ Đường sắt: Theo tuyến Hà Nội - Lào Cai xuống ga Mậu A, đi qua cầu Mậu A rẽ trái theo đường tỉnh lộ Đông An-Quy Mông 6Km qua cầu Sông Thia là tới di tích.
+ Đường Cao tốc Nội Bài-Lào Cai xuống nút IC 14 đi theo đường tỉnh lộ Đông An-Quy Mông 6Km qua cầu Sông Thia là tới di tích.
III. Vài nét lịch sử Đình An Dũng, xã Yên Hợp
Vùng Đất này Thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, nước Văn Lang. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Khi nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta đổi Giao Chỉ thành Giao Châu và chia Giao Châu thành 6 quận, thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Sang thời nhà Tấn, quận Tân Hưng đổi tên là quận Tân Xương, sau đó đổi là quận Hưng Châu.
Từ thế kỷ thứ VI thuộc huyện An Nhân, quận Giao Chỉ. Đến đầu thời Đường huyện An Nhân nằm trong Phong Châu Thừa Hoá quận. Đến năm 627, nhà Đường bỏ huyện An Nhân, nhập phần đất này vào huyện Gia Ninh, vẫn thuộc Phong Châu Thừa Hoá quận.
Sang thời Lý vùng này thuộc đất Châu Đăng. Thời Trần thuộc Đạo Đà Giang, Châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng sau thời Lê đổi tên là trấn Hưng Hoá.
Yên Hợp có tên gọi từ thời Hồng Đức thứ 21(1490) đến đời Gia Long thứ 1 (1802) là xã Yên Hợp thuộc tổng Yên Phú (Tổng Yên Phú thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa gồm 7 xã: xã Yên Phú, Đại Phác, Hoài viễn, Quy Mông, Đôn Giáo, Quảng Mạc và xã Kiên Lao).
Thời Pháp thuộc, vào đời Thành Thái (1886) thực dân Pháp trích đất Hưng Hóa đặt tỉnh Lào Cai gồm 4 hạt: Lào Cai, Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và 2 châu: Châu Chiêu Tấn, châu Thủy Vĩ. Huyện Trấn Yên nằm trong Hạt Yên Bái.
Ngày 11/4/1900 thành lập tỉnh Yên Bái, đất đai xã Yên Hợp thuộc tổng Yên Phú, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Sau kháng chiến chống Pháp. Tháng 10/1954, Bộ Nội vụ ra Quyết định thành lập xã Yên Hợp (Gồm các thôn Yên Dũng, Yên Thịnh, Yên Thành)
Ngày 15/12/1964, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 117-CP thành lập huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình An Dũng thuộc xã Yên Hợp, Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Xã Yên Hợp có tổng diện tích tự nhiên: 1.786,6ha, phía Bắc giáp xã An Thịnh, Phía Nam giáp xã Xuân Ái, Phía Đông giap xã Yên Hưng, Phía Tây giáp xã Yên Phú và xã Viễn Sơn.
Xã Yên Hợp dân số có 3.803 người; 5 dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Tày, Cao Lan, Mông, Nùng. Chủ yếu là người Kinh và Cao Lan từ những năm 1960 chuyển dân lòng hồ thủy điện Thác Bà và các hộ gia đình từ Nam Định, Thái Bình lên xây dựng vùng kinh tế mới.
Nhân dân các dân tộc xã Yên Hợp có truyền thống văn hóa từ lâu đời, mỗi dân tộc có bản sắc riêng biệt, đặc sắc, phong tục tập quán lễ hội đa dạng, phong phú, qua phát hiện các công cụ bằng đá tại Khe Quỷ thôn Yên Dũng, tượng đồng, Trống đồng thôn Yên Hòa đã minh chứng người việt cổ đã sinh sống tại đây.Đình An Dũng thôn Yên Dũng, Đền Trái Đó thôn Yên Hòa qua các lễ hội đã cho thấy tinh thần đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo và truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân xã Yên Hợp đã lập lên nhiều chiến công vẻ vang, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của dân tộc và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp.
III- Sự kiện, nhân vật lịch sử:
Đình An Dũng, xã Yên Dũng (nay là xã Yên Hợp) xây dựng khoảng thời gia Lê Huy Chiếu lên làm quan chi huyện Trấn Yên năm Tự Đức thứ 23 (1870). Đình An Dũng là nơi thờ “Tam vị Đẳng Thần Tản Viên Sơn Thánh” đó là ba vị: Tản Viên Sơn Thánh, Quý Minh Đại Vương, Cao Sơn Đại Vương. Ba vị thần tối linh có thể bao quát chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng “Hộ quốc tý dân” (Hộ nước giúp dân) thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) đánh thắng quân Thục. Ba vị thần đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của mỗi người dân trong và ngoài địa phương tôn thờ Thành hoàng, Đình cũng là nơi hội họp, sinh hoạt cộng đồng làng xã. Đình còn lưu giữ, bảo tồn những phong tục tập quán và sinh hoạt văn hóa cộng đồng với những lễ hội truyền thống. Trải qua nhiều lần dịch chuyển và bị phá hủy nhưng giá trị về văn hóa tâm linh của Đình An Dũng đã đi sâu vào tiềm thức của người dân góp phần hình thành nhân cách, tâm hồn, lối sống của đồng bào các dân tộc xã Yên Hợp và nhân dân trong vùng..
Quan tri huyện Trấn Yên Lê Huy Chiêu, người Kim Anh Hà Nội làm chi huyện năm Tự Đức thứ 23 (1870) Do ông có công ổn định dân cư trấn áp kể xấu giúp dân làm ăn, nổi bật là lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc cờ trắng giữ yên ổn trong vùng đến năm Thành Thái thứ 6(1894) ông được nhân dân suy tôn làm Thành Hoàng lập bia khắc lại tên húy, ngày giỗ, các thể lệ cúng tế.
IV- Loại hình di tích
Đình An Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử- văn hoá.
V- Khảo tả di tích
Khởi đầu Đình An Dũng làm theo kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày, kiến trúc đình hình chữ đinh hay còn gọi là hình chuôi vồ tọa lạc tại thôn Yên Dũng, Đình nhìn về hướng Bắc, được dựng bằng gỗ 5 gian 6 hàng chân, lịa gỗ, trạm khắc hoa văn họa tiết tinh sảo, mái lợp bằng cọ. 2 gian hậu cung và 3 gian đại bái. 2 gian hậu cung dài 5m rộng 3m:
Gian 1 trong cùng:
Lớp 1: Trên cùng (Tầng Thượng) có 3 ngai thờ Tản Viên Sơn Thánh.
Lớp 2: (Tầng trung) có 3 lô nhang phía ngoài có 3 hòm đựng sắc phong của nhà vua.
Lớp 3: (Tầng hạ) Ban thờ Ông Beo (Ngũ Hổ).
Gian 2 (Trong hậu cung):
Chính giữa đặt bia đá “An Dũng xã bi ký” (Bia xã An Dũng), dựng năm Duy Tân thứ 6 (1912).( Bia khắc bằng chữ Hán 2 mặt). Phía trước đặt lư hương thờ Quan chi huyện Lê Huy Chiêu.
Hai câu đối treo ở 2 cột phía nối gian Đại bái.
Dọc hai bên tường Hậu cung có bộ Bát bửu.
3 gian đại bái rộng 4m dài 12m là nơi hội họp tế lễ của dân làng.
Do biến thiên lịch sử chiến tranh và thời gian Đình đã hư hỏng mục nát đồ thờ tự hư hỏng thất lạc. Ngày 16 tháng 7 năm 2014 Đình An Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trên nền đất cũ đang được nhân dân đóng góp trùng tu xây dựng khánh thành.
VI- Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, văn hoá:
Đình An Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên đã có từ lâu đời, đánh dấu bước phát triển tín ngưỡng dân gian, và cơ cấu làng xã cổ truyền, tính biểu tượng cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã thời kỳ phong kiến thế kỷ XIX ở vùng núi phía Bắc nói chung , Hưng Hóa(nay là Yên Bái) nói riêng. Đình An Dũng chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa rất riêng và quan trọng đó là quy tụ, gắn kết mọi thành phần cộng đồng, đặc biệt sự gắn bó đoàn kết giữa người Kinh từ miền xuôi lên sinh sống cùng với các dân tộc thiểu số miền núi gắn liền với tiến trình lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Đình An Dũng là một biểu trưng tinh thần, thể hiện thẩm mỹ và hồn cốt của người Việt; là một trung tâm tín ngưỡng, nơi thờ Thành Hoàng, người có công với nước, với dân. Nơi mọi người đến chiêm bái cầu mưa thận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu cho quốc thái dân an…Đình là biểu trưng của quyền lực, là ngôi nhà chung, hội họp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư. Đình cũng là nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa các dân tộc xã Yên Dũng huyện Trấn Yên xưa (xã Yên Hợp, huyện Văn Yên ngày nay) là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống thể hiện đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” cùng các hoạt động văn hóa, dân ca, dân vũ nhằm giáo dục truyền thống và duy trì thuần phong , mỹ tục của nhân dân
Các lễ hội Đình An Dũng:
Nội dung theo bia đá “ Yên Dũng xã bi ký” ghi rõ: Cúng kỳ phúc cho thần mỗi năm là 5 kỳ”.
- Tiệc xuân (Trung tiệc) vào 17 tháng riêng âm lịch là lễ tế không thể thiếu các lễ vật Thượng chay, hạ mặn, rước kiệu. Phần hội là các trò chơi dân gian các dân tộc trong vùng xong không thể thiếu các trò chơi kéo co, đẩy gậy, bơi thuyền
- Đại tiệc (ngày 17 tháng ba âm lịch) là lễ giống như lễ hội đầu xuân nhưng không rước kiệu.
- Trung tiệc 17/7; thường tiệc 13/8; tiệc giải họa 25 tháng chạp.
LỊCH SỬ DI TÍCH ĐỀN THÁNH MẪU
(Thôn Làng Quạch, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
I. Tên gọi di tích: ĐỀN THÁNH MẪU
- Tên khác: ĐỀN THÁNH MẪU LINH TỪ (tên gọi theo bức đại tự)
- ĐỀN QUẠCH (tên gọi gắn với địa danh)
II. Địa điểm phân bố- đường tới di tích:
1. Địa điểm: Di tích Đền Thánh Mẫu, Làng Quạch, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Diện tích khoanh vùng bảo vệ 4.148,0m2 có tọa độ:
- X: 2421529.00
- Y: 490785.00
2. Đường tới di tích: Di tích Đền Thánh Mẫu cách huyện lỵ Mậu A 6km, cách thành phố Yên Bái 46km. Đi tới di tích có thể đi theo các tuyến sau:
+ Đường bộ: từ thành phố Yên Bái theo đường tỉnh lộ 151 Yên Bái-Khe Sang qua thị trấn Mậu A 4km tới Làng Quạch rẽ trái theo đường bê tông 2km cách bờ Sông Hồng 50m là tới di tích.
+ Đường sắt: Theo tuyến Hà Nội - Lào Cai xuống ga Mậu A, theo đường tỉnh lộ 151 Yên Bái - Khe Sang 4km tới Làng Quạch rẽ trái theo đường bê tông 2km cách bờ Sông Hồng 50m là tới di tích .
+ Đường Cao tốc Nội Bài-Lào Cai xuống nút IC 14 đi qua cầu Mậu A rẽ trái ra qua thị trấn Mậu A 500m ra đường tỉnh lộ 151 Yên Bái-Khe Sang qua thị trấn Mậu A 4km tới Làng Quạch rẽ trái theo đường bê tông 2km cách bờ Sông Hồng 50m là tới di tích.
III. Vài nét lịch sử Đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông
Vùng đất này là thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, nước Văn Lang. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Khi nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta đổi Giao Chỉ thành Giao Châu và chia Giao Châu thành 6 quận, thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Sang thời nhà Tấn, quận Tân Hưng đổi tên là quận Tân Xương, sau đó đổi là quận Hưng Châu.
Từ thế kỷ thứ VI thuộc huyện An Nhân, quận Giao Chỉ. Đến đầu thời Đường huyện An Nhân nằm trong Phong Châu Thừa Hoá quận. Đến năm 627, nhà Đường bỏ huyện An Nhân, nhập phần đất này vào huyện Gia Ninh, vẫn thuộc Phong Châu Thừa Hoá quận.
Sang thời Lý vùng này thuộc đất Châu Đăng. Thời Trần thuộc Đạo Đà Giang, Châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng sau thời Lê đổi tên là trấn Hưng Hoá.
Năm Minh Mệnh thứ 12(1831), đổi Trấn Hưng Hóa thành tỉnh Hưng Hóa, vùng đất này thuộc huyện Trấn Yên, Phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Thời Pháp thuộc, vào thời Thành Thái (1886) thực dân Pháp trích đất Hưng Hóa đặt tỉnh Lào Cai gồm 4 hạt: Lào Cai, Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và 2 châu: Châu Chiêu Tấn, châu Thủy Vĩ. Huyện Trấn Yên nằm trong Hạt Yên Bái.
Năm 1900, Pháp thành lập tỉnh Yên Bái, đất đai Mậu Đông thuộc tổng Đông Quang, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (tổng Đông Quang gồm 6 xã: Đông Quang, Mậu A, Phong Dụ, Báo Đáp, Đại Bộc, Đôn Bản)
Năm 1953, xã Mậu A được tách ra thành 3 xã: Mậu A, Mậu Đông, Ngòi A.
Ngày 15/12/1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 117-CP thành lập huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Thánh Mẫu thuộc xã Mậu Đông, Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Xã Mậu Đông nằm dọc hai bên tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang, có đường sắt đi qua ga Mậu Đông cùng với đường liên thôn, liên xã . Phía Bắc giáp xã Đông Cuông, Phía Đông giáp xã Quang Minh, Ngòi A, Phía Tây giáp xã An Thịnh và Tân Hợp, Phía Nam giáp thị trấn Mậu A. Diện tích tự nhiên 2.798,44 ha trong đó diện tích lâm nghiệp 1.937,6ha, diện tích nuôi thủy sản 10,5ha, còn lại là đất khác.
Dân số có 4.469 người; xã có 3 dân tộc: Kinh, Tày, Dao. Xã có 12 thôn chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 87,17% dân số.
III- Sự kiện, nhân vật lịch sử:
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một số gia đình từ các tỉnh Nam Định, Hà Tây di cư lên lập làng sinh sống bên bờ Sông Thao (Sông Hồng) thuộc xã Mậu A, tổng Đông Quang, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Cùng với một số ít hộ người dân tộc Tày khai khẩn trồng lúa nước, lúa nương, đánh bắt cá tại Sông Thao và chủ yếu là khai thác lâm sản chuyển về xuôi bán trong đó có cây”Quạch” (Tiếng địa phương) gọi cây lấy vỏ ăn trầu nên người dân qua lại nhiều gọi là “ Làng Quạch”.
Trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa, đất và nước là 2 đối tượng được các cộng đồng tộc người thường xuyên và liên tục tác động tới để mưu sinh. Tục thờ ông Địa và thờ Thủy Thần giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Cổ. Mẫu Thoải là vị Thủy Phúc Thần trị vì vùng sông nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan trực tiếp với thủy tổ dân tộc Việt buổi đầu dựng nước.
Trong số các Thủy Phúc Thần thì Mẫu Thoải là vị Thần quan trọng nhất. Theo tư duy dân gian Mẫu Thoải là một bà mẹ khởi nguyên sáng tạo ra mọi miền sông nước: Biển, hồ, ao, đầm, đồng, ruộng, gắn với nước đều do Mẫu sinh ra. Với Mẫu Thoải, nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong duy trì sự sống của con người, nó được gắn đồng nhất với nỗi buồn, niềm vui của con người. Vì thế Mẫu Thoải trở thành một bà mẹ thiêng liêng, luôn sáng tạo và ban phát cho nhân gian, mọi nguồn hạnh phúc. Mẫu Thoải là một vị Thủy Phúc Thần mà thế lực và quyền năng đều liên quan đến việc điều hòa nguồn nước. Mẫu là điểm hội tụ, hồi quang và tỏa chiếu sức mạnh của các Thủy Thần.
Theo chiều dài lịch sử Mẫu Thoải đã được bồi đắp, mặc thêm nhiều lớp áo văn hóa mới. Khi thì giúp dân chống hạn hay chống lụt, khi thì chống giặc ngoại xâm, khi lại dạy dân, trồng dâu nuôi tằm dệt vải... khiến cho diện mạo nguyên thủy khó nhận ra, cùng với quyền năng cũng được rộng lớn hơn ở các vùng miền khác nhau để phù hợp với hoàn cảnh và ý nguyện của nhân dân đang sinh sống. Ở vùng miền có những truyền thuyết và cách giải thích khác nhau về nguồn gốc và tâm thế Mẫu Thoải; song dù có giải thích khác nhau nhiều hay ít thì Mẫu Thoải cũng vẫn là một vị Thủy Phúc Thần. Thờ Mẫu Thoải không tách khỏi truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong lộ trình hành hương về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Nhân dân làng Quạch đã xây dựng đền thờ Mẫu vào đầu thế kỷ XX lấy tên là Đền Quạch năm 1930-1931 đổi tên thành Đền Thánh Mẫu và thờ Mẫu Thoải.
Mậu Đông là vùng đất có truyền thống yêu nước, kiên cương chống giặc ngoại xâm Trong kháng chiến chống Pháp nhân dân xã Mậu Đông đã thành lập chi bộ Đảng đi theo Việt Minh nhiều người con ưu tú đã hy sinh bảo vệ quê hương đất nước như ông Nguyễn Văn Tiệp trưởng ban quân sự xã hy sinh năm 1947 trong trận các của Pháp, nhiều người tham gia dân công trong chiến dịch Tây Bắc, Điện Biên Phủ…
Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế Quốc Mỹ nhân dân xã Mậu Đông đóng góp nhiều công sức cho cuộc kháng chiế giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Nổi bật là ngày 20/8/1965 4 dân quân xã Mậu Đông dùng súng trường bắn rơi máy bay F105 của Mỹ…
IV- Loại hình di tích
Đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử- văn hoá.
V- Khảo tả di tích
Khởi đầu Đền Quạch (nay là ĐềnThánh Mẫu),xã Mậu Đông được dựng bằng gỗ soan hình chuôi vồ (chữ Đinh), mái lợp bằng cọ; gồm 4 gian: có 1gian hậu cung và 3 gian đại bái. Đền quay hướng Nam, tường xung quanh lịa gỗ.
Do biến thiên lịch sử và thời gian Đền đã hư hỏng tôn tạo nhiều lần năm 2006 đền được xây dựng lại 4 gian tường xây mái lợp tôn.Kiến trúc theo lối chữ Đinh. Gồm 3 gian Đại bái và một gian hậu cung. Diện tích 140m2
* Toà Hậu Cung: đây là nơi chiếm vị trí cao nhất thờ Mẫu Thoải
* Đại Bái: Gồm ba gian, gian phía bên phải ngay hướng đi vào hậu cung là Ban thờ Trần Triều , ở chính giữa là Ban thờ 10 dinh quan lớn( Ngọc hoàng, Bắc đẩu,Nam Tào ,Tứ Phủ Ông Hoàng, Ngũ Vị Tôn Ông, bên trái Ban thờ Sơn Trang
VI- Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, văn hoá:
Đền Thánh Mẫu là một trong những ngôi Đền cổ, nằm bên Tả ngạn Sông Hồng còn lưu giữ được những giá trị về văn hóa tín ngưỡng dân gian. Từ lâu đã trở thành điểm đến của nhân dân trong vùng và du khách thập phương. Đền Thánh Mẫu đánh dấu mốc lịch sử phát triển tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu nói chung, thờ Mẫu Thoải nói riêng của cư dân vùng Sông Hồng ở miền núi Yên Bái và vùng Tây Bắc. Đền Thánh Mẫu là biểu tượng linh thiêng của tín ngưỡng dân gian làng quê Việt Nam là một giá trị văn hóa có ý nghĩa sâu sắc về nền văn minh Sông Hồng, gắn bó với cội nguồn và lịch sử và là niềm tự hào dân tộc Việt.
Phong tục lễ hội Đền Thánh Mẫu còn bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian đặc sắc, gắn với các hoạt động của cư dân nông nghiệp, mang đậm nét sắc thái của phong tục tập quán bản địa.
Lễ hội đầu năm vào ngày 9-10 tháng giêng âm lịch phần lễ không thể thiếu Tế lợn đen, cơm nắm muối vừng, cúng đại tiệc…., Kiêng ăn tiết và mặc áo trắng trong ngày lễ chính đầu năm. Phần hội với các hoạt động văn hóa thể thao sôi động đặc sắc đậm nét vùng miền.
Ngoài lễ đầu năm còn các ngày lễ thượng nguyên 15 tháng giêng, lễ Mẫu 18 tháng ba; lễ giỗ Cha ngày 20 tháng 8 (Ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn)năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8( 1300).Lễ mừng cơm mới 10/10; lễ tất niên 25 tháng chạp.
Tin khác